23/01/2025 lúc 23:58 (GMT+7)
Breaking News

Tuyên truyền kiến thức pháp luật về biển, đảo cho các chủ phương tiện hành nghề đánh bắt xa bờ.

VNHN - Nhằm trang bị kiến thức pháp luật về biển, đảo cho các chủ phương tiện hành nghề đánh bắt xa bờ, tại nhiều địa phương, các ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng đánh bắt hải sản xa bờ và cán bộ, nhân dân trên địa bàn đã được truyền đạt những thông tin cơ bản về Luật biển, đảo nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân nhằm giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân trên địa bàn xã đánh bắt, khai thác hải sản trái phép vi phạm vùng biển nước ngoài.

VNHN - Nhằm trang bị kiến thức pháp luật về biển, đảo cho các chủ phương tiện hành nghề đánh bắt xa bờ, tại nhiều địa phương, các ngư dân, chủ tàu, thuyền trưởng đánh bắt hải sản xa bờ và cán bộ, nhân dân trên địa bàn đã được truyền đạt những thông tin cơ bản về Luật biển, đảo nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân nhằm giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân trên địa bàn xã đánh bắt, khai thác hải sản trái phép vi phạm vùng biển nước ngoài.


 Ngư dân ghềnh Dầu, Kiên Giang được trang bị kiến thức pháp luật, yên tâm vươn khơi, bám biển. (Ảnh: Thanh Bùi)

Theo đó, những nội dung được trang bị như: Thông tin tình hình tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; một số biện pháp ngăn chặn, hình thức xử phạt và những thiệt hại khôn lường đối với các trường hợp vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép; biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh với các đối tượng có hành vi vi phạm an ninh quốc gia, các đường dây, đối tượng môi giới đưa phương tiện ra nước ngoài đánh bắt; khái quát những kiến thức cơ bản về biển, đảo Việt Nam và công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; một số văn bản pháp luật liên quan về biển của Việt Nam và các nước trong khu vực... Ngoài ra, ngư dân còn được trang bị kiến thức về Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015 nêu rõ chủ trương, chính sách của Nhà nước và trách nhiệm của cộng đồng, đó là:

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

1. Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

3. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.

4. Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.

5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.


 Huyện đảo Phú Quốc luôn chú trọng tuyên truyền pháp luật cho ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ. (Ảnh: Thanh Bùi)

Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo

1. Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.

3. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Điều 6. Tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệu quả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, bằng văn bản hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc tiếp thu, giải trình phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luật này.

5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.

6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.

7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.