Chủ trì: Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống
Khách mời tham dự buổi tọa đàm:
Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Ths. Trần Thị Thanh Ý - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và phát triển đô thị
KTS Đinh Đăng Hải - Chuyên gia cao cấp - Chương trình Thành phố Sống tốt
Buổi tọa đàm còn có mặt của các PV, BTV Tạp chí Môi trường và Cuộc sống và các PV của các báo đài đến dự và đưa tin.
Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn và tại fanpage của Tạp chí điện tử trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn trên mạng xã hội Facebook (https://www.facebook.com/moitr...).
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, quá trình đô thị hóa mang lại cho các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh một bộ mặt mới khang trang hiện đại hơn, nhưng đi liền với đó là phần không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp. Việc tuỳ tiện điều chỉnh quy hoạch cũng khiến không gian xanh bị giảm đi đáng kể, nhiều diện tích được quy hoạch làm khu cây xanh nhưng cũng đc điều chỉnh công năng sang nhà chung cư thương mại, dịch vụ, văn phòng… Ngoài việc diện tích cây xanh đang bị thu hẹp thì các ao, hồ cũng bị giảm đi rất nhiều do phát triển đô thị.
Theo các chuyên gia cho biết, gần 20 năm qua, hàng chục ao, hồ của TP. Hà Nội bị biến mất đã làm tăng tình trạng ngập lụt và giảm khả năng điều tiết không khí.
Cũng theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) cho biết, từ 2010-2015 Hà Nội có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn (4 hồ thuộc quận Đống Đa, 3 hồ thuộc quận Hai Bà Trưng, 8 hồ thuộc quận Cầu Giấy và 2 hồ thuộc quận Tây Hồ), trong khi chỉ bổ sung 7 hồ mới.
Tổng diện tích mặt nước ao hồ của Hà Nội sau 5 năm giảm đi hơn 72.000 m2. Điều đáng lo ngại, đây mới chỉ là nghiên cứu trong 6 quận lõi nội thành của Hà Nội.
Không gian xanh (KGX) được ví như lá phổi của đô thị góp phần cân bằng xã hội, môi trường sống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu.
Vậy, làm thế nào để giải quyết bài toán thiếu mảng xanh đô thị, không gian công cộng trong bối cảnh các đô thị lớn bị quá tải bởi nhà cao tầng và nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí trầm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan là điều mà các cấp chính quyền và người dân thật sự quan tâm, trăn trở.
Thực trạng thiếu không gian xanh trong các khu đô thị
Hà Nội đang trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng, khu vực trung tâm thành phố nơi có nhiều nhà cao tầng, đường bê tông, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông cá nhân trong khi những mảng xanh của cây cối, hồ nước còn ít ỏi dẫn đến hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” ngày càng rõ nét, vì thế mà nhiệt độ khu vực nội đô luôn được dự báo cao hơn khu vực ngoại thành nhiều không gian xanh từ 1- 2 độ C. Đi dọc một số tuyến phố tập trung nhiều tòa nhà cao tầng như Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển… đều dễ nhận thấy sự ngột ngạt, bỏng rát của hơi nóng phả ra từ mặt đường và những khối nhà bê tông cao tầng san sát nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Nói về không gian xanh đô thị Tiến sĩ Đồng cho biết: Không gian xanh (KGX) là thành phần không thể thiếu trong hạ tầng đô thị, nó là công viên, vườn hoa, vườn cây, bao gồm cả mảng nước, ao hồ, khu bảo tồn, khu thể thao xanh không bị bê tông hóa đều là thành phần của không gian xanh. KGX có vai trò hết sức quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không khí, đa dạng sinh học, làm cho TP xanh hơn, đẹp hơn, tạo bản sắc đô thị, tạo đô thị đáng sống.
KGX là thuộc sở hữu công cộng hay một phần nhỏ thuộc sở hữu tư nhân, KGX đã được luật hóa, trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quy hoạch đô thị, có thể nói đến tại điều 57 tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong đó có những tiêu chuẩn về bảo đảm tỷ lệ không, gian xanh, yêu cầu về cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy hoạch. Hay tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng trong đó đặt mục tiêu về KGX đạt 7m2/đầu người. Tuy nhiên, tại Thủ đô Hà Nội hiện nay đạt khoảng 2m2/đầu người, đó là thực tế đáng buồn đối với Thủ đô Hà Nội.
Ths. Trần Thị Thanh Ý - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và phát triển đô thị
Chia sẻ bức tranh tổng thể về thực trạng KGX trong đô thị hiện nay, Ths. Trần Thị Thanh Ý cho biết: Trong các văn bản chính sách của chúng ta thì vấn đề cây xanh đô thị được đề cập rất nhiều và đầy đủ theo từng tầng bậc. Có thể thấy vấn đề cây xanh đô thị đã được đề cập rất là nhiều. Chúng ta có Nghị định 64 năm 2010 những quy định về cây xanh đô thị. Sau đó thì chúng ta có quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật về quy hoạch xây dựng (đã được nhắc đến lúc đầu 01/2021), thì trong đấy cũng đã đề cập những tiêu chuẩn về cây xanh đô thị. Chúng ta cũng có những tiêu chuẩn, nghị định cho diện tích cây xanh trong khu vực vì hiện nay theo từng bậc phân loại đô thị của nước ta có 5 đô thị theo từng cấp, mỗi đô thị có chỉ tiêu cây xanh khác nhau. Đây là một bức tranh không gian, mà thực ra đối với người làm hiệp định chính sách thì ta thấy vấn đề cây xanh đô thị, từng hệ thống văn bản pháp quy. Về cụ thể thì chúng tôi thấy rằng là cây xanh đô thị của chúng ta hiện nay có nói đây là lá phổi của toàn đô thị, có những con số để so sánh rằng nếu diện tích không gian xanh của đô thị từ độ khoảng 20-50% thì sẽ giảm được nhiệt độ của đô thị từ 3-7 độ, một con số rất đáng kể. Trong đô thị hiện nay, những quan tâm về cây xanh đô thị đã được đề cập trong các văn bản pháp y. Trong các lĩnh vực quy hoạch, chúng tôi bao giờ cũng coi đây là việc bắt buộc. Cũng quan tâm đến mật độ cây xanh trong khu vực, chỉ cho phép tối đa 40-50%, trong đó việc trồng cây xanh cũng là 30-40%. Theo các quy định hiện hành, cây xanh của chúng ta có 3 loại: cây xanh công cộng (cây trên đường phố, vườn hoa, công viên), cây xanh hạn chế (các cây được sử dụng trog các công trình, các tổ chức, cá nhân như trường học, nhà ở và các trụ sở cơ quan), cây xanh chuyên dụng (các cây xanh có ích cho môi trường)
Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Nói về tiêu chí đánh giá đô thị xanh, GS. TS Kim Chi cho biết: Đô thị xanh là đô thị hướng về bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hiệu quả. Với 7 tiêu chí đánh giá đô thị xanh thì Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chưa đạt được tiêu chí xanh, giao thông và đô thị là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến môi trường. Ý thức người dân và bảo vệ môi trường và chăm sóc cảnh quan chưa được tốt. Việc tiến tới đô thị xanh với 7 tiêu chí chúng ta phải lạc quan, sẽ làm được.
KTS Đinh Đăng Hải - Chuyên gia cao cấp - Chương trình Thành phố Sống tốt
Trao đổi tại buổi Tọa đàm, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: Nói đến quy hoạch không gian xanh có nhiều vấn đề thời gian được truyền thông đề cập đến vai trò của không gian xanh, không gian công cộng.
Không gian xanh đều có trong các quy chuẩn, quy chuẩn phát triển không gian xanh đô thị như diện tích bình quân, theo quy chuẩn 01/2021 của bộ Xây dựng, loại cao nhất là đô thị đặc biệt là 7m2/người, có thể hiểu loại đô thị đặc biệt như Hà Nội là 9m2, mà WHO đã đề xuất và Việt Nam đang hướng đến.
Diện tích chưa giải quyết được lợi ích của người dân và vấn đề quy hoạch không gian công cộng. với bán kính 300m là tiêu chuẩn tiên tiến và tiến bộ so với quốc tế.
Các đô thị mới chưa đáp ứng được kiểm soát quy hoạch, cũng như quản lý thực hiện.
Khó khăn như Hà Nội là đô thị lịch sử có từ hàng nghìn năm, quỹ đất không còn để phát triển cây xanh.
Bức tranh toàn cảnh cho thấy để đạt quy chuẩn ban đầu rất khó. Tôi muốn nhấn mạnh hạn chế quỹ đất, khoảng cách của không gian công cộng trong thành phố rất quan trọng. chúng ta ít đề cập đến lợi ích sức khỏe đặc biệt cho nhóm yếu thế như người già, trẻ nhỏ để mọi người rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nói về những bất cập của các địa phương trong vấn đề quy hoạch không gian đô thị Ths. Trần Thị Thanh Ý cho rằng: "Ai cũng nhìn thấy những nguyên nhân sâu xa của vấn đề này. Tức là đó là quản lỷ chưa đồng bộ, chặt chẽ. Hiện nay theo chương trình phát triển đô thị thì có một số giai đoạn: Phát triển đô thị với những công trình đô thị mới. Có những chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị theo từng giai đoạn. VD chúng ta thấy ở HN có những chương trình kỷ niệm (những ngày lễ lớn chẳng hạn), thì cũng gắn liền một phần với chỉnh trang đô thị. Tuy nhiên cái chỉnh trang đô thị của chúng ta chưa được quản lý một cách đồng bộ, cho nên những cái hoạt động bị mang tính chất rời rạc, có khi chúng ta thấy là mới làm vỉa hè đường, trong khi những cây xanh trên hè đường đó chưa có sự liên hệ với nhau. Đến lúc trồng cây xanh thì hè đường lại đào bới lên.
Cái thứ hai chúng tôi thấy được là cái quy hoạch cây xanh trong đô thị, chúng ta cần phải có sự đánh giá lại hệ thống cây xanh đô thị hiện hữu. Cái gì cần bảo tồn, cái gì cần di dời. Chính vì động tác này chúng ta làm không bài bản, không mang tính chất tuyên truyền sâu rộng nên có một vài năm trước đây, chúng ta đồng loạt “đi phá” cây xanh ở một số tuyến đường chính, gây ra phản ứng dư luận rất lớn. Nhưng trên thực tế, với chuyên môn thì những việc đó là cần thiết, phải làm. Có những cây chúng ta thấy rằng là nó đã rỗng hay không còn phù hợp, thì chúng ta phải tháo dỡ. Nhưng những công tác tuyên truyền, và những công tác khác chúng ta không làm theo trình tự nhất định, mà chúng ta chỉ làm một cách ngẫu nhiên (đêm đó thấy công an ngăn đường, thấy cây xanh bị dỡ xuống và đưa đi chỗ khác). Bởi vậy, công tác cần phải có sự đồng bộ, từ kế hoạch, tuyên truyền và phổ biến. Ngoài ra, cái gì làm cũng phải có kế hoạch trước (trồng cây gì, đưa lên lúc nào, thời điểm nào)
Vừa rồi, Hà Nội cũng đạt được mục tiêu trồng được 1 triệu cây xanh, tuy nhiên chúng ta thấy cái mục sở thị hiện hữu ở xung quanh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ. VD như ở tuyến đường đẹp nhất, chúng ta đưa cây phong đỏ vào liệu đã phù hợp hay chưa? Sau một thời gian lại bị lãng phí, dù là do xã hội hoá hay các doanh nghiệp cung cấp thì nó cũng là tiền của một cá nhân hay tổ chức. Tôi nghĩ rằng, để chỉnh trang đô thị thì bộ xây dựng các địa phương cũng có các dự án để chỉnh trang và cải tạo đô thị, trong đó có vấn đề cây xanh là rất cần
Nhiều hệ lụy do thiếu không gian xanh
Không gian xanh làm tăng tính thẩm mỹ, tạo ra sự phong phú về hình khối, màu sắc cảnh quan đô thị. Hơn thế nữa, các công trình kiến trúc vốn là do con người làm ra, khi được kết hợp với cảnh quan tự nhiên, sẽ tạo nên sự hài hòa và tăng yếu tố sinh thái trong kiến trúc cảnh quan đô thị. Vậy khi không gian xanh bị thu hẹp, cuộc sống của cư dân tại các đô thị bị ảnh hưởng như thế nào?
Trao đổi về vấn đề này, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: Thiếu quỹ đất là đối với các đô thị hiện hữu. Các quy chuẩn áp dụng cho các đô thị mới, sử dụng nhiều đất cho đô thị là giao thông, 10-30% đối với các đồ án quy hoạch đô thị mới.
Quỹ đất công là tài sản, nguồn quỹ đất chịu nhiều áp lực cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, áp lực do sử dụng cho nhiều mục đích. Thời gian tới, dưới Quy chuẩn 01, 64 cần có quy định không gian xanh trong đô thị phải được ưu tiên hàng đầu, khi quỹ đất được đảm bảo mới đảm bảo vấn đề hạ tầng khác, cần có hành lang pháp lý cần được ưu tiên từ cấp quốc gia đến khu dân cư.
Ngoài ra còn các yếu tố đa ngành không chỉ ngành xây dựng hay môi trường, vì vậy các nhà quy hoạch phải chú ý đến lợi ích công, đầu tư công, các đơn vị nhà đầu tư.
Sự tham gia của người dân vào vấn đề quy hoạch rất quan trọng để người dân hiểu và tham gia, giám sát giúp cho việc cải tạo môi trường mà mỗi người dân sinh sống được hiệu quả hơn.
Trao đổi tại buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết: Hiện nay thực tế đáng buồn tại tất cả đô thị đang rất thiếu KGX, chưa đảm bảo được KGX, tại quy chuẩn 01/2021 của Bộ Xây dựng đạt tiêu chuẩn về KGX 7m2/đầu người, nhưng tại Hà Nội hiện nay chỉ đạt khoảng 2m2/đầu người, có thể thấy sự thiếu hụt trầm trọng về KGX.
Nguyên nhân có thể nói đến giai đoạn vừa qua có nhiều tranh luận về đảm bảo không gian sống, KGX. Theo luận giải cơ quan quản lý trực tiếp tại địa phương, quỹ đất eo hẹp, nhu cầu lớn, vấn đề điều chỉnh quy hoạch.
Một nguyên nhân nữa của việc thiếu mảng xanh đô thị, có thể nói đến về con người quản lý đô thị, chính sách đô thị, cơ quan quản lý cần có trách nhiệm chung thực hiện theo Luật hay tại những quy chuẩn đã có, để có tầm nhìn dài hạn về vấn đề KGX.
Khi chất lượng môi trường suy giảm, không khí bị ô nhiễm, mảng xanh đô thị bị thu hẹp ảnh hưởng như thế nào đến cư dân đô thị. Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Kim Chi cho biết: Cây xanh sinh ra oxy, tránh ánh nắng, ngăn tia uv, giảm nhiệt độ trung bình tại khu vực nhiều cây xanh, hấp thụ bụi, tác dụng của cây xanh rất lớn với chất lượng môi trường. Thiếu cây xanh làm chất lượng môi trường không khí suy giảm, ảnh hưởng chất lượng người dân sống ở khu vực đó, không có cây xanh sẽ gây ra bệnh hô hấp cho người dân, kể cả ung thư, do hấp thụ khí độc, vai trò của cây xanh rất quan trọng, đặc biệt khu đông người, khu đô thị.
Chia sẻ về việc san lấp ao hồ tại các thành phố lớn như ở hà Nội, TP Hồ Chí Minh… thiếu tính quy hoạch ảnh hưởng như thế nào đến số lượng, chất lượng phần không gian xanh trong các đô thị cũng như vấn đề quy hoạch nói chung, Ths. Trần Thị Thanh Ý nói: Gần đây sau những cơn mưa lớn Hà Nội TP Hồ Chí Minh ngập trong biển nước trước kia xảy ra ií và mang tính đột biến nhưng hnay cứ mưa là hà nội và tphcm là ngập trong nước nói rằng do ảnh hưởng của đô thị hoá vấn đề tốc độ xây dựng nhanh đã vô hình dung chúng ta bị lấp đi những ao hồ mà chúng ta coi đó là nơi thoát nước nơi tạo ra kgx. Chúng tôi nói rằng cây xanh cộng với mặt nước chứ không chỉ là cây răng mà phải có không gian mặt nước mới tạo ra kgx
Hiện nay có nhiều số liệu thống kê tôi không nhắc lại nữa. Hiện nay có rất nhiều ao hồ bị lấp do việc xây dựng vô hình dung cản dòng chảy. Chúng ta xây dựng nhiều bê tông hoá mặt đường. Trước đây, cái hiện tượng ngập ở đây cũng có tìm hiểu và cũng có theo chủ quan cá nhân của chúng tôi tìm hiểu thấy rằng ngập lụt ở đây ngoài truyện là cái đột biến thiện tai là theo tính toán cường độ thoát nước của các dòng chảy chưa tính toán đến tần suất của bao nhiêu năm chu kỳ lập lại thì còn ở cái ở chỗ do bề mặt của chúng ta bị bê tông hoá khi mưa xuống đáng nhẽ phải được lưu giữ trên mặt đất thấm dần vào đất sau đó đưa ra công cháy thì nó mới có thời gian cống chảy thoát được. Nhưng do ngày nay bê tông nên lượng nước xuống cùng 1 lúc trong một thời điểm là rất lớn cho nên không một cái cống nào mà chúng ta có thể tính toán nổi để thoát nước được cho nên điều đó đã gây nên ngập úng và mà việc cộng thêm sông Tô Lịch có từng đoạn chúng ta được cống hóa có phần như khu vực nhà tôi là khu vực Đào Tấn Linh Lang đã cống hoá một đoạn của sông Tô Lịch nó giải quyết số bài toán gì ạ . Có thêm quỹ đất để trông giữ xe hoặc là có một số để cho chính cái điểm địa bàn cái đơn vị quản lý phường đấy họ thêm nguồn lực sinh ra từ đất họ cho thuê những cửa hàng cửa hiệu bãi đỗ xe thu lợi để đóng góp cho xây dựng nhưng vô hình chung đâu đó làm hạn chế dòng chảy tự nhiên của các con sông. Vì vậy , thì cái mà chúng ta nói vô tình hoặc hữu ý đã làm giảm tải cái dòng chảy của các tự nhiên gây ngập lụt hệ thống đô thị lý do là do bản thân con người chúng ta do biến đổi khí hậu một phần chưa tính toán được tần suất cống chảy lâu ngày tính với số dân của một đô thị Hà Nội nó chỉ vài triệu dân gần chục triệu dân .. tác động di dân cơ học đẩy số lượng người dân chưa lường được hết nó làm số dân đông đúc làm ảnh hưởng đến môi trường thực tế chính chúng ta xây dựng và phá vỡ kiến trúc cảnh quan mà tự nhiên muốn có phải có tạo dòng chảy cái thoát nước mưa mà hiện nay chúng ta thoát nước tự chảy tức là phải theo cái cao độ tự chảy từ nơi cao đến nơi thấp thì chúng ta mới giảm thiểu được và làm sao hạn chế của việc lượng nước mưa ra cùng một lúc trong một thời điển khá lớn gây ra ngập úng.
Chúng ta thấy rằng mưa là các cán bộ quản lý đô thị phải ra mở nắp cống là vì vậy tại vì nó k thê tiêu thoát trong 1 thời điểm tại vì chúng ta tăng cường cái phủ xanh ở trong các công viên vườn hoa thì cái chuyện bê tông hoả đi nước mưa rơi xuống ngấm dần vào đất thì cái dòng chảy trong cùng một cái thời gian ngắn giảm thiểu rất nhiề
Nói về những thuận lợi và bất cập gì trong quá trình xây dựng, kiến tạo mảng xanh đô thị tại các địa phương nh Hà Nội và Hội An, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: Khi tiếp cận với Hà Nội và Hội An, có mặt thuận lợi là phát triển hạ tầng công, nên sự ủng hộ của các nhà quản lý địa phương rất quan trọng.
Lãnh đạo của TP Hội An hay quận Hoàn Kiếm ủng hộ việc xây dựng thành phố xanh. Điều này rất thuận lợi nó đóng vai trò đi đầu, định hướng và có thể nói vai trò định hướng của các cấp chính quyền ở địa phương rất quan trọng trong việc phát triển mảng xanh đô thị.
Các chương trình phát triển bền vững của các địa phương ở Việt Nam đều quan tâm phát triển không gian xanh, không gian công cộng.
Các sang kiến như nông nghiệp đô thị như các mảng xanh đô thị trên các tòa nhà. Công viên Hội An là công viên lớn nhất dã hoàn thành từ giai đoạn phát triển đến nay. Đó là những mô hình, sang kiến phát triển không gian xanh đô thị cần được khuyến khích và đầu tư.
Giải tỏa ''cơn khát'' không gian xanh đô thị
Các khu đô thị mới chiếm một tỷ trọng rất lớn trong các khu vực sinh sống của các thành phố lớn hiện nay và trong những năm tới. Do đó, các thành phố cần sớm ban hành “Quy định xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu đô thị mới” nhằm tạo lập môi trường sống có chất luợng tốt cho cư dân. Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý các không gian xanh cần được chính quyền đô thị, chủ đầu tư, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư quan tâm nhiều hơn nữa trong quá trình phát triển của từng địa phương.
Để thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả cần những giải pháp gì cải thiện chất lượng môi trường và không khí, bảo vệ không gian xanh đô thị, GS.TS Kim Chi chia sẻ: Có nhiều giải pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí, tôi muốn lưu ý chỉ thị 03 của Thủ tướng về tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí.
Chỉ thị trao trách nhiệm đến tất cả các bộ ngành, chỉ thị chứng minh một điều người đứng đầu Nhà nước rấtquan tâm đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí. Chúng ta phải tìm mọi cách phát triển đô thị xanh với tỷ lệ cây xanh, không gian xanh đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, giảm thiểu tại nguồn chất gây ô nhiễm. Vấn đề giao thông đô thị hiện nay gây ô nhiễm rất nhiều, phải quy hoạch giao thông như thế nào để khí thải đạt quy chuẩn cho phép. Thay thế năng lượng sạch.
Nhận thức của cộng đồng dân cư, cũng ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải, giảm thiểu hoạt động gây ra khí ô nhiễm và quy hoạch cây xanh đô thị, đạt tiêu chí cây xanh đô thị.
Nói về giải pháp thúc đẩy phát triển KGX trong đô thị, định hướng cho các đô thị của Việt Nam có hướng đi bền vững, đúng đắn đáp ứng đồng thời mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, KTS Đinh Đăng Hải cho biết: Cây xanh chiếm phần lớn trong công viên nên việc quy hoạch cây xanh tại các công viên, không gian công cộng thì số lượng và diện tích không gian xanh sẽ tăng. Sân của các tòa nhà sẽ tăng dù không nhiều nên khi có quy hoạch thì việc phát triển hệ thống cây xanh tăng lên giúp phần không gian xanh cũng tăng lên.
Để phát triển mảng không gian xanh ở Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm quốc tế là chúng ta cần có ưu tiên từ cấp quốc gia đến địa phương, như Canada, Singapore, Thái Lan… có nhiều thành phố, họ có các tổ chức hội đồng phát triển cây xanh đô thị họ là các đơn vị đại diện thực hiện thiết kế, đầu tư thực hiện phát triển không gian công cộng. Những người này chuyên làm toàn hoặc bán thời gian họ là chuyên gia nhà quản lý đại diện cho người dân để phát triển không gian công cộng. Ở Việt Nam như ở Hội An có tổ công tác không gian công cộng như công an…, những người quản lý địa phương. Những người này có thể biết khu đất có thể phát triển không gian công cộng từ đó họ kêu gọi đầu tư, thực hiện, từ đó tăng sự giám sát việc phát triển không gian cộng cộng.
Để kiến tạo không gian đô thị xanh trong đô thị cần hiểu được các nguyên tắc hình thành hệ thống không gian xanh đô thị. Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết, ở nhiều quốc gia, các TP được xây dựng theo đúng nghĩa đô thị xanh, đô thị sinh thái chúng ta có thể học rất nhiều bài học như Singapore là một đất nước có diện tích nhỏ, mật độ dân cư cao, tập chung nhiều hoạt động khác nhau, là một quốc đảo, nhưng luôn đứng đầu về đảm bảo tiêu chí KGX, đạt 30m2/ đầu người. Có thể thấy tầm nhìn ở quy hoạch đô thị về phân bố không gian làm sao cho hợp lý, sinh thái, đảm bảo được quy chuẩn đề ra. Việc trồng cây đảm bảo thoải mái có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tại Việt Nam hiện nay nhiều nơi đã có sự thay đổi đáng khích lệ như ở Hội An, Đà Nẵng đã trồng những loại cây phù hợp hơn đối với môi trường đô thị. Để giải quyết vấn đề quỹ đất thiếu, tôi có kiến nghị tận dụng khu diện tích xen kẹt cũng không nhỏ bỏ không nhiều năm chuyển thành không gian xanh, đảm bảo không gian sống. Chính phủ mới đây cũng đã có chỉ đạo các địa phương về việc chuyển đổi đất xen kẹt.
Theo GS.TS Kim Chi, vai trò của cộng đồng hết sức quan trọng trong bảo vệ không gian xanh. Việc mở rộng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ không gian xanh đô thị. Người dân hiểu rõ sự cần thiết bảo vệ không gian xanh đô thị, giáo dục cộng đồng bảo vệ cây xanh. Sự giám sát của cộng đồng với việc bảo vệ cây xanh, môi trường rất hiệu quả. Quy định của khu phố, khuyến khích gia đình trồng cây xây ngay trong gia đình cũng góp phần phát triển không gian xanh đô thị.
Trao đổi tại Tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng cho biết: Vai trò của truyền thông không chỉ trong phát triển KGX mà trong bảo vệ môi trường, để đi từ nhận thức đến ý thức tạo văn hóa đô thị, truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng là rất quan trọng, truyền thông dưới nhiều hình thức, thấy được sự tiềm ẩn tác động xấu đến môi trường sống, đến sức khỏe nếu như tồn tại trường diễn.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp nên có những cơ chế khuyến khích, thu hút tham gia vào hoạt động chung về mở rộng việc bảo vệ, bảo tồn KGX. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên kiểm tra xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.
Còn theo KTS Đinh Đăng Hải, cần có chính sách hỗ trợ các nhóm, tổ chức, thành phần kinh tế, khu vực ngoài nhà nước tham gia phát triển không gian công cộng vì thực tế có các doanh nghiệp đã đầu tư trồng cây xanh, tạo không gian xanh rất hiệu quả. Và chúng ta cần có thông điệp truyền thông đúng mục tiêu trong công tác bảo vệ môi trường, tuyên truyền đúng nhận thức thay đổi hành vi bảo vệ môi trường của từng người. Từ đó công tác phát triển không gian xanh trong đô thị có hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, KGX ở những đô thị cũ đã trở thành nét đặc trưng. Hải Phòng được gọi là thành phố Hoa phượng đỏ với lễ hội Hoa phượng đã trở thành một phần của bản sắc văn hóa đất Cảng, TP. Hồ Chí Minh xao xác với lá me bay, Hà Nội với nhiều tuyến phố có hàng cây sấu cổ thụ, cây phượng, cây cơm nguội, hoa sữa… KGX còn gắn với đặc điểm văn hóa - xã hội - tự nhiên và trình độ phát triển khác nhau của mỗi đô thị. KGX góp phần phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sức ép về nhà ở và quỹ đất hạn hẹp, KGX bị xâm hại, thu hẹp dần, thiếu cả số lượng và chất lượng. Tỷ lệ cây xanh trên đầu người ở nhiều thành phố nước ta còn thấp.
Về mặt kiến trúc, quy hoạch trong các thành phố chưa phát huy được lợi thế của điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm truyền thống của thế hệ đi trước trong việc tạo dựng môi trường ở xứ nhiệt đới. Về mặt quản lý và sử dụng công trình, chưa chú trọng vào vấn đề tiết kiệm năng lượng, việc quản lý chất thải, khí thải chưa được thực hiện triệt để. Về quy hoạch, chưa có sự nghiêm túc trong quản lý, giám sát thực hiện, dẫn đến tình trạng diện tích KGX, không gian công cộng bị cắt xén.
Vì vậy, cần coi trọng không gian xanh trong quy hoạch đô thị, coi không gian xanh là tài sản quý cần bảo vệ và phát triển. Thiết lập hệ thống KGX trong đô thị, cần coi trọng đầu tư chiều sâu.