26/11/2024 lúc 00:52 (GMT+7)
Breaking News

Tình hình sản xuất công nghiệp của Hà Nội tháng 7/2021

Dịch Covid-19 lần thứ tư với biển chủng mới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp trong tháng 7 và 7 tháng năm nay. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tháng 7/2021 chỉ tăng 1% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dịch Covid-19 lần thứ tư với biển chủng mới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp trong tháng 7 và 7 tháng năm nay. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tháng 7/2021 chỉ tăng 1% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

https://hanoimoi.com.vn/Uploads/images/tuandiep/2020/12/22/Day-chuyen-san-xuat-do-da-d.jpg

Trong tháng Bảy, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp cấp bách, nỗ lực khoanh vùng, kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Đồng thời xây dựng kịch bản phòng chống dịch, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân, duy trì hoạt động sản xuất.

Theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 của Hà Nội ước tính tăng 1% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,3% và tăng 7,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,5% và tăng 7%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 0,8% và tăng 4,3%; khai khoáng giảm 1,9% và tăng 2%.

Tính chung 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (7 tháng năm 2020 tăng 4%), trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,3%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 6,8%; khai khoáng tăng 3%.

Trong 7 tháng năm 2021, hầu hết các ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành đạt mức tăng cao như: Sản xuất xe có động cơ tăng 22,6%; sản xuất trang phục tăng 22%; sản xuất đồ uống tăng 17,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 15,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 15%; sản xuất thuốc lá tăng 13,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 13%; sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11%.

Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp về trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch covid-19. Trên địa bàn thành phố hiện có 83 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, trong đó có 4 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế (lượng cung ứng khoảng 170 nghìn chiếc/ngày); 52 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang kháng khuẩn (cung cấp khoảng 2,6 nghìn chiếc/ngày); 27 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải thông thường. Có 7 doanh nghiệp sản xuất chế phẩm diệt khuẩn; 1 doanh nghiệp sang chiết và 1 doanh nghiệp sản xuất oxy với sản lượng 42 nghìn tấn/năm (có thể nâng lên 60 nghìn tấn/năm). Hiện tại, các doanh nghiệp đang tăng cường sản xuất, dự trữ khẩu trang, nước sát khuẩn và oxy phục vụ cho nhu cầu của thị trường.  

Thời điểm cuối tháng 7, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tính tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính trung 7 tháng năm 2021, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,2%; Khu vực nhà nước giảm 1,8%; khu vực ngoài nhà nước giảm 2,3%. Chia theo ngành kinh tế, trong 7 tháng năm 2021, lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó lao động ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 28,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 6,6%. Lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 1,2%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,4%, ngành khai khoáng giảm 43,6%.

Tin rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự quyết tâm đồng lòng của nhân dân, thành phố Hà Nội sẽ mau chóng ngăn chặn, đẩy lùi được dịch bệnh, cuộc sống sớm trở lại bình thường, nền kinh tế Thủ đô ổn định, phát triển.