27/12/2024 lúc 00:35 (GMT+7)
Breaking News

Thông điệp của Tổng Giám đốc UNODC nhân Ngày Quốc tế phòng chống ma túy

Chủ đề của Ngày quốc tế phòng chống ma túy (26/6) năm nay là “Chia sẻ sự thật về ma túy. Cứu cuộc sống". Chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng để trang bị cho công chúng, cũng như những người làm trong lĩnh vực y tế, cung cấp dịch vụ và những người làm công tác hoạch định chính sách các công cụ để có đủ thông tin về các lựa chọn và dịch vụ hiệu quả.

Chủ đề của Ngày quốc tế phòng chống ma túy (26/6) năm nay là “Chia sẻ sự thật về ma túy. Cứu cuộc sống". Chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng để trang bị cho công chúng, cũng như những người làm trong lĩnh vực y tế, cung cấp dịch vụ và những người làm công tác hoạch định chính sách các công cụ để có đủ thông tin về các lựa chọn và dịch vụ hiệu quả.

Theo Báo cáo thường niên tình hình ma tuý thế giới của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), trong năm 2020 ước tính có khoảng 275 triệu người sử dụng ma túy và hơn 36 triệu người bị rối loạn do sử dụng ma túy. Ma túy đang hủy hoại sức khỏe và đánh cắp tương lai, chỉ riêng việc sử dụng ma túy đã giết chết gần nửa triệu người vào năm 2019.

Nhận thức về các rủi ro và tiếp cận với việc điều trị và chăm sóc dựa trên bằng chứng có thể giúp ngăn ngừa những thảm kịch như vậy.

Theo bà Ghada Waly, Tổng Giám đốc UNODC, kiêm Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đại dịch COVID-19 đã cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của các thông tin khoa học đáng tin cậy và sức mạnh của cộng đồng trong việc ảnh hưởng đến các lựa chọn cho sức khỏe. Chúng ta phải nhanh chóng tận dụng tiềm năng này để giải quyết vấn đề ma túy trên thế giới.

Bà Ghada Waly, Tổng Giám đốc UNODC, kiêm Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Biết được sự thật về ma túy có thể cứu được cuộc sống

Chủ đề của Ngày quốc tế phòng chống ma túy (26/6) năm nay là “Chia sẻ sự thật về ma túy. Cứu cuộc sống”. Chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng để trang bị cho công chúng, cũng như những người làm trong lĩnh vực y tế, cung cấp dịch vụ và những người làm công tác hoạch định chính sách các công cụ để có đủ thông tin về các lựa chọn và dịch vụ hiệu quả.

Sức khỏe và sự an toàn phụ thuộc vào thông tin đáng tin cậy. Trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng cần sa đã tăng gấp gần 4 lần ở Hoa Kỳ, gấp đôi ở châu Âu, nhưng ngược lại, tỷ lệ thanh thiếu niên nhận thức rằng việc sử dụng cần sa thường xuyên là có hại đã giảm tới 40%.

Chúng ta cần lấp đầy những khoảng trống trong thông tin công cộng đáng tin cậy bằng các khoản đầu tư lớn hơn vào y tế, khoa học và dữ liệu. Trên toàn thế giới, chỉ một trong số 8 người cần điều trị, cai nghiện ma tuý được tiếp cận các dịch vụ cần thiết, trong khi đó số người nhiễm HIV mới do tiêm chích ma túy không giảm.

Các Chính phủ cần mở rộng các chương trình phòng ngừa và điều trị dựa trên bằng chứng, cũng như các cơ chế giám sát và cảnh báo sớm để giúp các nước có thu nhập thấp phát hiện và phòng ngừa các chất gây nghiện và xu hướng sử dụng mới.

Hãy làm cho thông tin đã được xác minh là đồng minh của chúng ta khi chúng ta giải quyết những thách thức về ma túy trên thế giới với trách nhiệm chung và hướng tới tầm nhìn về sức khỏe cho tất cả mọi người.

Nguồn: baochinhphu.vn