27/11/2024 lúc 09:12 (GMT+7)
Breaking News

Thành phố Nha Trang - Nỗ lực về đích “Đô thị thông minh”

Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch của tỉnh Khánh Hoà, đồng thời là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển của trong nước và quốc tế. Hướng đến phát triển “đô thị thông minh” là “thành phố đáng sống”, chính quyền và nhân dân thành phố Nha Trang đã và đang nỗ lực hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội Nha Trang phát triển nhanh và bền vững.
Thành phố Nha Trang - Nỗ lực về đích “Đô thị thông minh”

Khởi sắc sau đại dịch

Là địa phương sở hữu một dải ven biển có tới 4 vịnh lớn là Vân Phong, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh, giàu tiềm năng về phát triển kinh tế biển, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và vịnh biển xinh đẹp. Do đó, thành phố Nha Trang đã và đang phối hợp với các ban, ngành của tỉnh trong việc huy động nguồn lực để ưu tiên phát triển kinh tế biển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cùng với đó là tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, môi trường sinh thái thành phố. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, trung tâm mua sắm, phát triển hợp lý chợ đầu mối, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế nông nghiệp công nghệ cao đi đôi với đảm bảo chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ. Phát triển nông nghiệp theo hướng từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp để gia tăng giá trị, vừa phù hợp với quy hoạch đô thị trong tương lai vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch và đời sống ngày càng cao của nhân dân thành phố, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng: du lịch, thương mại - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp.

Kỷ niệm 45 năm ngày Thị xã Nha Trang nâng cấp lên Thành phố (30/3/1977-30/3/2022).

Nha Trang là thành phố du lịch, trong đó dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã khiến kinh tế - xã hội của thành phố gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2021 đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát, với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Nha Trang nhanh chóng thực hiện các giải pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh… Đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố đã có sự khởi sắc trở lại. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp 09 tháng đầu năm 2022 ước đạt 23.850 tỷ đồng bằng 85,14% kế hoạch, tăng 24,84% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: kinh tế cá thể do thành phố quản lý ước đạt1.118 tỷ đồng bằng 78,84% kế hoạch,tăng 25,06%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 09 tháng đầu năm 2022 ước đạt 33.766,300 tỷ đồng, bằng 97,72% kế hoạch, tăng 61,82% so cùng kỳ năm 2021

Nỗ lực đạt mục tiêu phát triển kinh tế nhiệm kỳ 2020-2025

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Nha Trang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, UBND thành phố Nha Trang đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 31/8/2020 với những mục tiêu cụ thể, theo đó huy động mọi nguồn lực, từng bước phát triển vùng kinh tế Nha Trang theo định hướng của tỉnh. Khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế của thành phố để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng: Du lịch, thương mại - dịch vụ; công nghiệp; nông nghiệp. Phát triển kinh tế bền vững, các loại hình tăng trưởng kinh tế phải kết hợp khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa. Quản lý tốt quy hoạch đô thị, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, hình thành các khu đô thị mới đa chức năng phù hợp với yêu cầu phát triển thành phố trong tương lai. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của địa phương. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, y tế, chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng ý thức cộng đồng, quan tâm giải quyết việc làm, triển khai tốt các chính sách an sinh xã hội…đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững thành phố, không ngừng cải thiện đời sống Nhân dân…

Ông Nguyễn Sỹ Khánh – Chủ tịch UBND TP.Nha Trang.

Phấn đấu đến giai đoạn 2025, tỷ lệ tăng doanh thu dịch vụ du lịch 10%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 7%; tỷ lệ giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng từ 3% đến 4%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lên 6.300 tỷ đồng, vốn đầu tư công 5 năm đạt 2.800 tỷ đồng…Đồng thời cải thiện đời sống nhân dân, hỗ trợ việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, phấn đấu đưa 4 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo, vận động người lao động tham gia các bảo hiểm xã hội…

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Sỹ Khánh – Chủ tịch UBND TP.Nha Trang cho biết: “Để đạt được những mục tiêu đề ra, cần lắm sự chung tay của nhân dân, sự nỗ lực của các cấp các ngành tại địa phương, đồng thời UBND thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong các lĩnh vực như du lịch thương mại và dịch vụ; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; nông, lâm, thuỷ sản…”

Hội thảo phát triển Thành phố Nha Trang đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, tốc độ phát triển du lịch bình quân hàng năm 10%, khách du lịch đến Nha Trang 9.000.000 lượt khách trong đó khách quốc tế từ 4.500.000 đến 5.000.000 lượt khách. Doanh thu du lịch lưu trú bình quân hàng năm tăng 25-30%. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của Luật Du lịch 2017; Kế hoạch số 2174/KH-UBND ngày 06/4/2018 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hoàn chỉnh hệ thống thương mại đô thị gắn với phát triển đồng bộ hệ thống chợ dân sinh tại khu vực nông thôn; hình thành chợ đầu mối; khuyến khích phát triển kinh tế đêm, đa dạng sản phẩm cho du lịch mua sắm của Thành phố du lịch; từng bước phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi với giá cả phù hợp, chất lượng bảo đảm và tiện lợi cho tiêu dùng của người dân và du khách… Tạo điều kiện để thu hút các dự án phát triển các ngành công nghệ - kỹ thuật cao như công nghiệp điện tử - tin học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nông thôn, công nghiệp phục vụ du lịch thu hút lao động để giải quyết việc làm cho các lao động nông nghiệp dôi dư do quá trình đô thị hóa. Cơ cấu Công nghiệp chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm thuộc nhóm có năng lực cạnh tranh khá; nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh có điều kiện: Chế biến thủy sản đông lạnh, nước mắm; nhóm sản phẩm chưa có khả năng cạnh tranh sản xuất vật liệu mới; công nghiệp hỗ trợ, cơ khí dân dụng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất bao bì, in và các ngành chế biến sạch…Phát triển cây trồng theo quan điểm sinh thái, nông nghiệp hữu cơ bền vững theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Tháp bà Nha Trang, điểm du lịch tìm hiểu văn hóa Chăm Pa cổ.

Trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; tình hình diễn biến và dự báo về ngư trường, nguồn lợi thủy sản, hạn ngạch số lượng tàu khai thác xa bờ; do đó cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy sản, đảm bảo cơ cấu phù hợp ổn định giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; giảm áp lực khai thác ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chủ quyền lãnh thổ. Trong lĩnh vực chăn nuôi cần tập trung khoanh vùng chăn nuôi và thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hạn chế dịch bệnh. Duy trì công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng làm sạch môi trường chăn nuôi. Quan tâm phát triển các gia trại chăn nuôi gia cầm, đưa vào những giống nuôi mới có giá trị kinh tế, cung cấp thêm nguồn thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng cho địa phương và du khách.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong các lĩnh vực như du lịch thương mại và dịch vụ...

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 02/11/2009 của Thành ủy Nha Trang về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, xây dựng tại các khu quy hoạch phát triển đô thị và Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 31/12/2009 của Thành ủy Nha Trang về nâng cao chất lượng công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Nha Trang nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực : an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và văn minh đô thị ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố…

Đình Tiến