25/12/2024 lúc 20:35 (GMT+7)
Breaking News

Thanh Hoá: Người dân xã Hải Thượng chưa bằng lòng với phương án kiểm kê đền bù của UBND xã

Quá trình cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án tuyến đường từ quốc lộ 1A đến điểm đầu đường Đông Tây 4 đi cảng Nghi Sơn – đoạn qua xã Hải Thượng một số hộ dân thuộc diện giải tỏa đã phản đối phương án kiểm kê, giải phóng đền bù của các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là cơ quan tham mưu UBND xã Hải Thượng.

VNHN - Quá trình cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án tuyến đường từ quốc lộ 1A đến điểm đầu đường Đông Tây 4  đi cảng Nghi Sơn – đoạn qua xã Hải Thượng một số hộ dân thuộc diện giải tỏa đã phản đối phương án kiểm kê, giải phóng đền bù của các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là cơ quan tham mưu UBND xã Hải Thượng.

Ngày 04/03/2019, huyện Tĩnh Gia đã tổ chức cưỡng chế theo luật định về việc thu hồi đất đối với 7 hộ gia đình tại thôn Liên Sơn, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá để thực hiện dự án tuyến đường Đông Tây 4. Tuy nhiên một số hộ gia đình thôn Liên Sơn và các hộ gia đình Xóm Chài, thôn Bắc Hải chưa đồng ý với phương án đền bù đất và tài sản gắn trên đất mà gia đình họđang sở hữu đã được pháp luật công nhận gây ra một luồng dư luận trái chiều về cách làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ của xã này.

Theo tìm hiểu của phóng viên Việt Nam Hội Nhập điện tử, Gia đình bà Trần Thị Nhung đi khai hoang từ năm 1990 và làm nhà sinh sổng ổn định, không có tranh chấp và đóngthuế đất ở cho UBND xã hàng năm theo quy định của nhà nước đến năm 1993 nhà nước có chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc theo dự án PAM gia đình bà Nhung nhận trồng rừng, theo diện tích thực tế đã được đo đạc và hỗ trợ kinh phí thep quy định, dựa trên diên tích đất trồng rừng năm 1996 nhà nước cấp giấy CNQSDĐ thuộc tờ bản đồ số 01 thửa số 10 là 123.000 m2.

Năm 2011, sau khi UBND xã Hải Thượng thực hiện việc đo lại toàn bộ đất cho các hộ dân thì diện tích đất rừng 1996 của hộ gia đình bà Nhung theo “hiện trạng khai hoang trên 26.000m2 và các hộ dân đã ký nhận hiện trạng đo đạc của UBND xã”.

Tiếp đó UBND xã đã đo đạc thửa số 07 năm 2011 thể hiện trên bản đồ là 25.000m2 đất lúa.Thửa 13 năm 2011 đất ONT là 18.000m2 đã được người dân kí xác nhận và thể hiện trên bản đồ đo đạc năm 2011.

Theo tờ bản đồ địa chính năm 1996 mà UBND huyện Tĩnh Gia lấy làm căn cứ, có nội dung thể hiện đất của gia đình bà Nhung là đất trồng rừng, nhưng nêu là đất hoang. Trong khi tờ bản đồ địa chính năm 1995 thể hiện rõ ranh giới diện tích đất làng bản và đất trồng rừng nhưng không được đưa vào làm căn cứ áp dụng. Ngày 25/01/2017, UBND huyện Tĩnh Gia ra thông báo thu hồi đất, tại thửa số 13 có diện tích 22.377m2 bị thu hồi 10.852m2 đất ONT nhưng quyết định thu hồi lại xác định thửa số 13 chỉ có 18.014m2 và số diện tích thu hồi là 7.518m2?

 

                    Bản đồ lâm nghiệp 1995

 

Nhưng sau khi kiểm kê, đo đạc và áp giá đền bù thì UBND xã đã quy toàn bộ đất sử dụng của nhà bà Nhung là đất rừng để thực hiện tính toán và chi trả kinh phí, Trong đó cũng khu đất này bà Nhung đã được 03 đơn vị (Nhà Máy Luyện Kim, Công Ty Nước sạch Bình Minh,  Nhà máy CRôm) thực hiện đền bù để làm đường là đất Lúa từ trước năm 2011.

Trong khi đó hai hộ gia đình được bà Nhung cho đất khai hoang trên thửa số 09 và 11 cũng được công ty Luyện Kim (Hộ Bà Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Hải) đền bù bằng đất Lúa.

 

 

 

 Quyết định thu hồi và đền bù dự án của nhà máy Luyện Kim đền bù hỗ trợ cho nhà bà Nhung

 

Mặc dù đã có văn bản trả lờicủa UBND huyện Tĩnh Gia theo “QĐ – UBNDsố 3167 ngày 31 tháng 5 năm 2018 và văn bản trả lời của UBND Tỉnh Thanh Hoá theo QĐ –UBNDsố 2947 ngày 14 tháng 3 năm 2019, nhưng hộ gia đình bà Trần Thị Nhung không bằng lòng với phương án đền bù trên toàn bộ diện tích được đền bù là do việc đền bù đánh đồng giữa đất rừng, đất ở nông thôn, đất nuôi trồng thuỷ sản thành một loại đất duy nhất là đất rừng.

Hộ gia đình bà Nhung mong muốn nhà nước đền bù thoả đáng theo từng loại đất gồm đất ở nông thôn, đất rừng sản xuất và đất nuôi trồng thuỷ sản mà bà đã sở hữu từ trước năm 1990 đến nay được chính quyền công nhận, được nhân dân trong thôn công nhận và không có tranh chấp.

 

Ảnh khu đất và nhà ở của bà Nhung bị san bằng với giá đền bù đất rừng

 

Dựa trên các văn bản của Huyện Tĩnh Gia và của Tỉnh Thanh Hoá trả lời hộ gia đình bà Nhung, phóng viên nhận thấy rằng ở giai đoạn trước khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, việc chính quyền UBND xã Hải Thượng chưa phân định rạch ròi diện tích và mục đích sử dụng đấtcủa các hộ dân trên địa bàn khiến người dân “mù” thông tin, không hiểu rõ mục đích sử dụng đất của từng loại đất trên mảnh đất của mình,bên cạnh đó việc thu thuế đất ở nông thôn trong suốt thời gian dài trên đất rừng và đất nông nghiệp đã vô hình chung “gài bẫy” người dânvà khi được người dân hỏi tại sao gia đình đóng thuế đất ở mà lại thu hồi đất nông nghiệp thì cán bộ có thẩm quyền trả lời một cách vô trách nhiệm “nếu vậy sẽ trả lại tiền thuế cho người dân” đâylà nguyên nhân dẫn đến thắc mắc kéo dài về giá trị đền bù giữa người dân và chính quyền xã. Dẫn đến khiếu nại và khởi kiện trong thời gian dài mà chưa có kết quả, làm mất dần lòng tin của người dân với các cấp lãnh đạo có thẩm quyền tại địa phương.

Tại buổi tiếp phóng viên, sau khi phóng viên nêu một số câu hỏi về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của chính quyền xã về quyền lợi của người dân trong xã mình, chủ tịch UBND xã Hải Thượng Hoàng Văn Chung trả lời một cách vô cảm:“việc thắc mắc của người dân đã có các cơ quan chức năng huyện và tỉnh trả lời, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ thực thi quyết định.”.

Thiết nghĩ, là người đứng đầu một cơ quan quản lí nhà nước tại địa phương, người lãnh đạo gần dân nhấtphải quan tâm đến đời sống và lợi ích của người dân trên địa bàn mình phụ trách,nhưng ông Chung có những suy nghĩ và trả lời thiếu trách nhiệm trước thắc mắc của người dân thì liệu vai trò của người đứng đầu đã thực sự là người cán bộ công bộcđặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu hay chưa?

Người dân trong xã vẫn mong mỏi ban lãnh đạo xã Hải Thượng trả lời một cách thoả đáng về những quyền lợi của mình?

VNHN tiếp tục thông tin vấn đề này đến bạn đọc./.