23/12/2024 lúc 00:54 (GMT+7)
Breaking News

Thách thức trong nhân lực kinh tế số

Phát triển nền kinh tế số Việt Nam hiện nay đang khó khăn bởi nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu. Qua đó, để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả cần đào tạo nguồn nhân lực số nhằm giúp thực hiện thành công công tác chương trình Chuyển đổi số Quốc gia và giúp phát triển nền kinh tế số.

Kinh tế số được coi là một trong những động lực tăng trưởng trong những thập niên tới, được dự báoA có thể đạt 74 tỷ USD vào năm 2023, cho phép Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP của cả nước, đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Tuy nhiên, con số này sẽ khó thành hiện thực bởi nguồn nhân lực số để phát triển kinh tế số hiện đang vừa thiếu, vừa yếu.

Nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin hiện nay ở nước ta đang cực kỳ nóng

 Thực tế hiện nay nhân lực số ở nước ta vừa thiếu, vừa yếu. Bên cạnh đó, để đáp ứng đủ nhân lực số thì từ nay đến năm 2030 mỗi năm phải đào tạo được khoảng 150.000 nhân lực số từ cao đẳng trở lên. Hiện tại, mỗi năm mới đào tạo được 65.000 người, tức là chưa được 50% nhu cầu.

Với  nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin hiện nay ở nước ta đang cực kỳ nóng. Tuy nhiên các công ty lại thiếu các chuyên gia ngành. Trong những năm qua, bên cạnh nguồn lực kỹ sư, các công ty phải tuyển dụng và xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các ngành nghề để cùng đội ngũ công nghệ thông tin đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Vì vậy, để sở hữu được nguồn nhân lực số, đòi hỏi cần phải thực hiện việc phát triển nhân lực số theo 3 nội dung chính, bao gồm vai trò then chốt của Chính phủ về cơ chế, chính sách, môi trường cho sự phát triển công nghệ số; nhân tố trung tâm của các doanh nghiệp hoạt động đầu tư, chuyển đổi số và thích ứng với công nghệ số ở mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các cơ sở đào tạo và bản thân mỗi người lao động chủ động hòa nhập, có năng lực làm chủ các công nghệ số và nhanh chóng thích ứng với sự biến đỏi của công nghệ. Có thể không cần những chương trình đào tạo dài hạn, thay vào đó là những khóa đào tạo ngắn hạn để mọi người cùng hiểu về chuyển đổi số một cách tổng quan, hiểu lợi ích đem lại cho doanh nghiệp cũng như lợi ích cho chính mỗi nhân sự trong tổ chức.

Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng, nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đúng địa chỉ sử dụng; tiếp cận cách làm hay của thế giới. Song song với đó, cần phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, trường học thông minh, trang bị cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại.

Bên cạnh đó, khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, tích cực đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, khung chương trình đào tạo và phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học. Đào tạo theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, tăng thời lượng thực hành, áp dụng các tiến bộ, thành tựu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị cho người học kiến thức để làm chủ khoa học và công nghệ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn lực hơn nữa, bằng cách chia nhỏ những phần công việc để đa dạng hơn trong việc tìm kiến nguồn lực, mở rộng nguồn tìm kiếm ở những phần liên quan đến kỹ năng, kiến thức được chia ra đó. Sử dụng dịch vụ cung cấp nguồn lực từ những nhà cung cấp chuyên nghiệp cũng là một giải pháp.