23/12/2024 lúc 05:25 (GMT+7)
Breaking News

Tây Nguyên: Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu nông sản

Tây Nguyên đang phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá với nhiều sản phẩm nông sản chủ lực truyền thống như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều… đã và đang chinh phục thành công trên những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, EU... chiếm thị phần ngày càng cao, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Cơ hội xuất khẩu đang trên đà tăng mạnh và những thách thức mới

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do, nông sản Việt Nam đã tiếp cận được hơn 190 quốc gia, vùng lãnh thổ; Cả nước có 6.883 vùng trồng và 1.588 cơ sở đóng gói được cấp mã số xuất khẩu với 25 loại sản phẩm,Trong 6 tháng cuối năm 2023, dự kiến có gần 7,6 triệu tấn các loại trái cây chính cần tiêu thụ như: xoài, chuối, thanh long, dứa, cam, vải, nhãn, sầu riêng, mít, bơ...  đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho xuất khẩu.

 trong đó sầu riêng, mặt hàng mới được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc,  hiện có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc cấp mã số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội chợ Trung Quốc ngày 17/9/2023,  chúc các doanh nghiệp Việt Nam đạt triệu USD từ sự kiện này.

Mặc dù sầu riêng từ Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc trong nhiều năm qua. Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc đang mở cửa nhiều hơn cho các sản phẩm từ Việt Nam, Malaysia và Philippines.Lợi thế lớn của sầu riêng Việt Nam là chất lượng tốt, giá cạnh tranh, thời gian vận chuyển từ vùng trồng đến thị trường tiêu thụ ngắn.Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Tây đã xây dựng trung tâm dịch vụ logistics nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nhập khẩu. Điều này cho thấy nhu cầu của thị trường Trung Quốc với sản phẩm sầu riêng và nông sản Việt Nam nói chung vẫn rất lớn và thuận lợi. Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp và nông dân mở rộng sản xuất, tăng thu nhập.

Đắk Lắk có hơn 28.000ha sầu riêng. Sản lượng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2016 - 2023, từ trên 30.000 tấn lên ước đạt 190.000 tấn, với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 30%/năm. Trong đó, sản lượng trên diện tích được cấp mã vùng trồng khoảng 47.300 tấn, chiếm 25%.Đắk Lắk hiện có sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước. Tuy nhiên, theo  thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã phát hiện một số lô hàng bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật với 6 vùng trồng và cơ sở đóng gói có thông báo vi phạm lần đầu đề nghị tạm dừng; 3 vùng trồng và cơ sở đóng gói vi phạm nhiều lần đề nghị thu hồi. Các mặt hàng vi phạm gồm sầu riêng và chuối.

Việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc và làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, thậm    chí có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu quan trọng này.

Tỉnh Gia Lai hiện có 146 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 7.769 ha cây nông sản và 32 mã số cơ sở đóng gói với tổng công suất đóng gói khoảng 1.245-1.395 tấn quả tươi/ngày phục vụ xuất khẩu sang thị trường các nước: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ; có khoảng 233.522 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, GlobalGAP, Organic, Rainforest Alliance, FLO (chiếm 41,5% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh).Tỉnh phấn đấu xây dựng từ 180  đến 200 mã số vùng trồng và khoảng 40 đến 50 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

Sầu riêng Việt Nam nhiều khả năng đạt 1 tỉ USD ngay trong năm đầu được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Hiện tại, Việt Nam đã ký 5 Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch chanh dây, sầu riêng, măng cụt, tổ yến sào và chuối sang thị trường Trung Quốc.Gia Lai hiện có 311 sản phẩm OCOP cấp tỉnh Đây là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm ra thị trường.Sở Công thương đã và đang xây dựng kịch bản làm clip cho từng sản phẩm chủ lực của tỉnh để giới thiệu, làm việc với tham tán thương mại, doanh nghiệp,  các hiệp hội, với nhà ga, sân bay, các khu thương mại và tham gia hội thảo về hợp tác phát triển thương mại, logistics với các nước.Nhiều chủ thể sản xuất các sản phẩm hồ tiêu, cà phê, mật ong, hạt điều, chanh dây, bò khô, rượu đinh lăng… được quảng bá, giới thiệu, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường mới. Đó là thành công rất quan trong mở ra cơ hội để xuất khẩu.Từ tháng 2 năm 2023, Trung Quốc dỡ bỏ chính sách zero COVID đã kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, nhiều nông sản như chuối, chanh dây, sầu riêng, tổ yến, khoai lang được xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra cơ hội mới cho Tây Nguyên và Gia Lai.

Kết qủa này đã góp phần cho sản lượng nông sản xuất khẩu của tỉnh Gia Lai liên tục tăng. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 660 triệu USD, trong đó, gần 80% là nông sản. Cà phê, mặt hàng chủ lực của Gia Lai tăng khá mạnh, cao hơn 10% so với năm 2022 (với giá  2.300-2.400 USD/tấn). Gia Lai phấn đấu mục tiêu xuất khẩu đạt 680 triệu USD trong năm 2023 (tăng 3,03% so năm 2022).Theo đánh giá của Sở Công Thương Gia Lai, nhu cầu tiêu dùng thị trường thế giới sẽ tăng, nhất là dịp lễ mùa đông và Tết Dương lịch tại một số nước khu vực EU, Mỹ…

Bên cạnh cơ hội đó, thách thức mới cũng đang đặt ra cho cả  nước và các tỉnh Tây Nguyên. Mới đây, Tháng 5 năm 2023, Nghị viện châu Âu đã thông qua Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR).Các sản phẩm cà phê, cao su là những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và Tây Nguyênsẽ bị ảnh hưởng. Theo Quy định này, cà phê, cao su khi nhập khẩu vào thị trường châu Âu cần có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám. Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR) khi có hiệu lực (dự kiến từ tháng 12/2024) sẽ tác động trực tiếp đến các tác nhân trong các chuỗi cung ứng cao su và cà phê, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng EUDR, đặc biệt trong các vấn đề về dữ liệu định vị, truy xuất nguồn gốc, hệ thống giám sát, phản hồi chống phá rừng. 

Bộ NN&PTNT coi việc tuân thủ Quy định này không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào thị trường EU, mà còn là cơ hội để đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh, đảm bảo sinh kế cho nông dân.

Mỹ là thị trường hàng đầu với nông sản Việt Namcũng có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng hàng hóa.Việt Nam xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Mỹ năm 2022 đạt khoảng 13 tỉ USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ra toàn thế giới, tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 6,7% giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản của Mỹ, do vậy cơ hộiđể Việt Nam mở rộng thị trường Mỹ còn rất lớn như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, rau quả.

Phát triển bền vững từ thay đổi nhận thức, hành động quyết liệt

Rút kinh nghiệm từ thị trường Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2023, phía Trung Quốc đã 6 lần gửi thông báo vi phạm về mã số vùng trồng, với 439 trường hợp vi phạm. Bộ NN&PTNT đã nhiều lần cảnh báo, yêu cầu chấn chỉnh nhưng chuyển biến ở các địa phương rất chậm, thậm chí có nơi còn tệ hơn.

Nếu cứ tiếp tục vi phạm, thời gian tới Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp tăng cường như cho ngưng nhập khẩu. Khi đó chúng ta yêu cầu đàm phán lại thì mất 3-5 năm nữa. Với 10 loại trái cây chủ lực của Việt Nam đều có mặt ở Trung Quốc, chỉ cần dừng xuất khẩu 1 loại sẽ dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng như Bộ NN&PTNT đã cảnh báo.

Để tận dụng cơ hội vàng và chủ động ứng phó với các thách thức mới, ngay lúc này đây, cần phải có sự đổi mới nhận thức và phối hợp hành động quyết liệt gắn kết chặt chẽ, liền mạch tất cả các mắc xích trong chuỗi cung ứng, từ vùng sản xuất nguyên liệu; Lập kế hoạch cho việc trồng những loại cây thích hợp với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trườngtheo liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm với quản trị hiện đại; Sản phẩm phải có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mả số vùng trồng, chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo hộ sở hữu tài sản trí tuệ.

Việc mời gọi ký kết hợp tác đầu tư, hợp đồng liên kết kinh doanh cần các Doanh nghiệp có năng lực tài chính, kỹ thuật, quản trị, am hiểu pháp lý và thị trường để tổ chức kết nối sản xuất, hổ trợ nông dân sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư các nhà máy sơ chế, chế biến để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản; Kết nối sản xuất với tiêu thụ ổn định cũng là giải pháp cấp thiết có tính chất quyết định hiện nay. Khuyến cáo người dân tuân thủ qui trình sản xuất, thủ tục pháp lý, phải giữ uy tín, tạo niềm tin đối với khách hàng, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất để tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu.

Hội thảo kỹ thuật mới trong tái canh Cà phê áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến( tưới nhỏ giọt Netafim – Israel)của Công ty Khang Thịnh nhằm tiết kiệm chi phí tại Gia Lai

Để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc,Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cơ quan chức năng khảo sát, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường EU tiềm năng. đưa sản phẩm tới một số quốc gia khác ngoài Trung Quốc nhưMỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Belarus, Nga, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Trung Đông và châu Phi thông qua các hiệp định thương mại tự do AFTA.

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội đầu tư xây dựng dịch vụ nông lâm nghiệp Việt Nam với công ty Cổ phần  Sun Hee DC Group ( Mỹ) tháng 4/2022.

Từ những yêu cầu và xu hướng tiêu dùng thay đổi sau đại dịch Covid-19 và  mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi tổ chức, mỗi nông dân, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một sự thay đổi nhận thức về kinh tế nông nghiệp và con đường để tiến đến việc sản xuất và canh tác bền vững, tạo thương hiệu mạnh và niềm tin chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy cho nông sản Việt Nam nói chung, các tỉnh Tây Nguyên nói riêng vươn xa ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, về khách quan do sản xuất còn manh mún, quy mô nhỏ, năng suất thấp, khả năng liên kết, ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, mặt khác do tư duy tiểu nông, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, chưa tạo niềm tin trong sản xuất kinh doanh nên sản xuất nông nghiệp Tây Nguyên ẩn chứa và phát sinh nhiều rủi ro, thiếu bền vững, thậm chí thất bại. Điều này đặt ra cho các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng nhiều quan ngại, thách thức. Cần phối hợp xây dựng kế hoạch chi tiết để khuyến cáo, thu hút đầu tư, tổ chức, kiểm soát, quản lý sản xuất, chế biến… tạo ra những vùng sản xuất tập trung, qui mô lớn với các sản phẩm chủ lực thích ứng theo yêu cầu khắt khe của thị trường bằng các giải pháp vừa cấp bách vừa có tính chiến lược liên quan đến kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu, quảng bá và hệ thống kênh phân phối nước ngoài là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

ThS Nguyễn Dũng - Anh Bình

...