26/11/2024 lúc 04:28 (GMT+7)
Breaking News

Tạo cơ sở pháp lý chung trong xử phạt vi phạm hành chính

Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trên toàn quốc, đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trên toàn quốc, đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bộ Tư pháp cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là đạo luật có nội dung lớn, phức tạp, liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của rất nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tác động đến hầu hết các chủ thể trong xã hội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm kỷ cương hành chính, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. 

Tại Kỳ họp thứ 10, ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 (Luật số 67/2020/QH14). Tuy nhiên, Luật Luật Xử lý vi phạm hành chính còn có những vấn đề cần thiết phải hướng dẫn, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành theo Khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), bảo đảm các quy định của Luật được áp dụng chính xác, thống nhất trong phạm vi toàn quốc và thực hiện tốt vai trò quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước của Chính phủ.

Sau khi Luật số 67/2020/QH14 được Quốc hội thông qua, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).

Việc xây dựng Nghị định nhằm quy định chi tiết một số điều, khoản mà Luật giao Chính phủ quy định chi tiết, đồng thời, hướng dẫn, quy định cụ thể, đầy đủ các biện pháp để tổ chức thi hành Luật, bảo đảm Luật Xử lý vi phạm hành chính được tổ chức thi hành hiệu quả trên thực tế.

Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính

Dự thảo Nghị định quy định rõ việc áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Trong đó, về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, dự thảo nêu rõ, việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời có nhiều văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của vụ việc cụ thể, thời điểm thực hiện hành vi, thời điểm kết thúc hành vi và tính chất của hành vi vi phạm trong vụ việc để xác định văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi vi phạm. Theo đó, đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện và đã kết thúc thì văn bản được áp dụng để xử phạt là văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì văn bản được áp dụng để xử phạt là văn bản đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Dự thảo cũng quy định rõ áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ 2 hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề của hành vi vi phạm hành chính có thời hạn tước dài nhất.

Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.