19/11/2024 lúc 07:38 (GMT+7)
Breaking News

Sự yên bình giữa lòng Thành phố Thanh Hóa

VNHN - Khi cuộc sống quá bộn bề và vội vã, đôi lúc đi tìm một khoảng không gian tĩnh lặng, suy nghĩ về cuộc sống giữa thành phố công nghiệp là một điều quá khó. Vậy mà giữa lòng TP Thanh Hóa vẫn tồn tại một nơi như thế.

VNHN - Khi cuộc sống quá bộn bề và vội vã, đôi lúc đi tìm một khoảng không gian tĩnh lặng, suy nghĩ về cuộc sống giữa thành phố công nghiệp là một điều quá khó. Vậy mà giữa lòng TP Thanh Hóa vẫn tồn tại một nơi như thế.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 1km về phía bắc có một ngôi phủ nho nhỏ được nhân dân chung tay hợp sức gìn giữ và bảo tồn suốt 300 năm qua, được gọi với cái tên "Phủ Thủy Linh Từ".

Một góc nhỏ của phủ 

Không phải tự nhiên mà ngôi phủ được gọi bằng cái tên như thế ban đầu phủ chỉ là một ngôi miếu nhỏ, theo lời kể của ông Trần Gia Chung (thầy quản phủ bây giờ), tương truyền rằng cách đây gần 300 năm có người ở ngoài Bắc vào xây dựng lên ngôi miếu này khi xung quanh đang bao phủ bởi rừng nhưng địa thế đất đẹp một lẻ nữa là trên nền đất ấy có một cái giếng nước trong vắt, quanh năm nước không bao giờ cạn. Nếu ai đi qua mệt mỏi hay đau ốm múc nước giếng uống đều khỏe mạnh, nên người đó đã mời thầy địa lý xem đất và xây dựng ngôi miếu rộng 4m và dài 5 năm (xây dựng lần 1). Để nhân dân trong vùng hay người dân thập phương đến cúng bái xin nước thánh từ giếng, ngôi miếu thời đó thờ "trời". Sau 60 năm tức khoảng vào năm 1780 ngôi miếu bị xuống cấp nên được hai vợ chồng quan huyện Thọ Xuân - thuộc Phủ Thanh Đô lúc bấy giờ đứng ra xin tôn tạo. Sáu mươi năm sau nữa ngôi miếu lại tiếp tục được tôn tạo một lần nữa, từ đường được thay hoàn toàn bằng gỗ Lim do ông thầy người Nam Định đứng ra tôn tạo. Đến năm Ất Dậu (2005) thầy chủ đền bây giờ là ông Trần Gia Chung tôn tạo tiếp cho đến nay và đổi tên thành Phủ Thủy Linh Từ thờ Ngọc Hoàng.

Cấu trúc của Phủ Thủy Linh Từ

Sau bốn lần xây dựng và tôn tạo cấu trúc của phủ gồm 3 gian thẳng, gian trong cùng gọi là nội cung, gian giữa thờ Ngọc Hoàng gian ngoài cùng thờ Quan thế âm bồ tát, không gian thoáng đãng nhưng rất thanh tịnh, gian giữ của phủ vẫn còn hai bức đại tự nói về nguồn gốc "thờ trời" được đục bằng gỗ trên đó viết bằng chữ Hán tự "Nam thiên hiển thánh" và "Đức đại bao hàm".

Lại nói thêm về nguồn gốc cái tên "Thủy Linh Từ" cũng từ ý nghĩa của giếng nước thiêng, uống nước chữa khỏi bệnh, dòng nước trong vắt quanh năm không bao giờ cạn. Nước cũng là một trong bốn nguyên tố cấu tạo nên vũ trụ, trời sinh ra vạn vật, sinh ra con người, con người phải nhờ đất mà sống nhưng đất là phải có nước mới màu mỡ sinh sôi. Dù sự thật về giếng nước có thể chữa được bệnh, uống vào mạnh khỏe có đúng hay không, nhưng những ngôi đền, chùa, miếu, phủ được xây dựng nên thờ bất kể một vị thánh - thần nào cũng là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt, nên được phát huy và gìn giữ cho thế hệ con cháu mai sau.

Đến với phủ vào một buổi chiều sau cơn mưa vừa tạnh, được ngồi trò chuyện với ông chủ đền, sự đón tiếp nồng hậu của cậu đồng, uống một chén nước vối, thoang thoảng mùi hoa ngọc lan ngay đầu ngõ tôi cảm thấy thư thái, mọi bồn bề cuộc sống được bỏ lại đằng sau. Ngoài rằm, mùng một hay các ngày lễ khác, thậm chí ngày thường mọi người đều được chào đón ở đây, để tâm được tĩnh mà suy nghĩ, gạt bỏ tất cả lo lắng bộn bề của cuộc sống thường nhật, cho tâm lương thiện hơn,  để cuộc sống ý nghĩa hơn.

Dù trong thành phố vẫn còn có rất nhiều ngồi đền, chùa rộng hơn, không gian mở hơn, nhưng rất ít nơi có sự thanh tịnh yên tĩnh như ở đây./.