26/11/2024 lúc 04:47 (GMT+7)
Breaking News

Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm bị phạt tới 400 triệu đồng

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Đây là đề xuất của Bộ Công Thương tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Dự thảo dự kiến sửa đổi, bổ sung 18 nhóm nội dung, trong đó tập trung vào sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của các chức danh chủ tịch UBND các cấp, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, thanh tra, quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quy định về một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được sửa đổi để bảo đảm phù hợp với quy định quản lý nhà nước và xác định dễ dàng hơn trong xử phạt vi phạm hành chính.

Dự thảo nêu rõ về thẩm quyền xử phạt của quản lý thị trường. Theo đó, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng.

Đội trưởng đội quản lý thị trường, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2 lần mức tiền phạt.

Cục trưởng cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn…

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Theo dự thảo, thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND các cấp như sau: Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền 50-100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn…

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất về thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thanh tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia …