24/11/2024 lúc 02:00 (GMT+7)
Breaking News

Sẵn sàng cho cuộc cách mạng không tiền mặt Mobile Money

Mobile Money hay còn gọi là Tiền di động, phương thức thanh toán sử dụng tài khoản viễn thông di động cho các giao dịch có giá trị nhỏ, vừa được Chính phủ cho phép thí điểm. Đây là chủ đề đang thu hút sự quan tâm của giới công nghệ tài chính. Nếu Mobile Money được thử nghiệm thành công và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, chúng ta có thể tiến đến một nền kinh tế số không sử dụng tiền mặt.

Mobile Money hay còn gọi là Tiền di động, phương thức thanh toán sử dụng tài khoản viễn thông di động cho các giao dịch có giá trị nhỏ, vừa được Chính phủ cho phép thí điểm.

Đây là chủ đề đang thu hút sự quan tâm của giới công nghệ tài chính. Nếu Mobile Money được thử nghiệm thành công và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, chúng ta có thể tiến đến một nền kinh tế số không sử dụng tiền mặt.

Mobile Money hay còn gọi là Tiền di động, phương thức thanh toán sử dụng tài khoản viễn thông di động cho các giao dịch có giá trị nhỏ. Ảnh: Internet

Kể từ ngày 09/3, Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng chính thức có hiệu lực, cho phép bắt đầu thí điểm dịch vụ Mobile Money trong vòng 2 năm. Đối tượng tham gia thí điểm là các doanh nghiệp hoặc các công ty con có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện.

Quyết định nêu rõ, khách hàng cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money phải cung cấp chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng kí số thuê bao di động của khách hàng. Được các doanh nghiệp thực hiện thí điểm định danh, xác thực theo các quy định của Chính phủ về đăng kí thuê bao di động.

Số thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng kí mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí điểm.

Theo nhiều chuyên gia, không chỉ ở các nhà mạng lớn mà các trung gian thanh toán hay các doanh nghiệp công nghệ cũng hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường mới mẻ này. Cả 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, VNPT đều cho biết đã có các phương án trình Ngân hàng nhà nước để phê duyệt thực hiện ngay từ đầu quý II hoặc thậm chí sớm hơn.

Ông Phạm Đức Long-Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT chia sẻ sẽ làm việc sát sao với Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng với Bộ Công an để thẩm định các điều kiện cho việc cấp phép. Với hy vọng những thủ tục cấp phép có thể sớm hoàn thành để VNPT có thể nhận được cấp phép trong tháng 3 năm 2021.

Viettel đã triển khai thử nghiệm thành công Mobile Money cho 40.000 khách hàng nội bộ, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới 100% khách hàng Viettel ngay khi được cấp phép. Với mạng lưới viễn thông phủ sóng toàn quốc, Viettel khẳng định đủ năng lực đưa Mobile Money tiếp cận đến cấp xã, phường.

Tiềm năng thị trường của Mobile Money tại Việt Nam là rất lớn. Theo thống kê từ Ngân hàng nhà nước, có khoảng 70% dân số có tài khoản ngân hàng, trong đó có gần như 100% người dân đều có điện thoại di động. Khi triển khai Mobile Money, mức độ phổ cập rất lớn và thuận tiện, thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm số, phương thức thanh toán số của người dân.

Tiềm năng thị trường Mobile Money tại Việt Nam là rất lớn. Ảnh minh họa: Internet

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh mục tiêu tiến tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thì Mobile Money được coi là một động lực lớn, giúp nhanh chóng phổ cập thanh toán số tới toàn dân. Tuy nhiên, dịch vụ này sẽ tạo ra nhiều thay đổi lớn ngành tài chính ngân hàng, đòi hỏi phải đảm bảo được sự ổn định về quản lý tiền tệ quốc gia, đây có thể là một khó khăn rất lớn. Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Do đó các nhà cung cấp Mobile Money trên nền tảng smartphone.