Khu kinh tế Cửa khẩu La Lay Quảng Trị nơi giao thương hàng hóa quan trọng bậc nhất của tỉnh Quảng Trị với vùng đông bắc Thái Lan và đất nước Lào sang Việt Nam ( Ảnh tư liệu) .
Tại phiên làm việc này lãnh đạo tỉnh Sê Kông do đồng chí Lếc-lảy Sỷ-vy-lay, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn, đoàn đâị biểu phía Việt Nam do đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị làm trưởng đoàn, cùng tham dự phía Lào có ông Phôn-xắc Vy-la-xắc, Chủ tịch Tập đoàn Phonesack, cùng với một số lãnh đạo cao cấp trong tỉnh tham dự. Cuộc hội hội đàm, gặp gỡ thân mật thắm tình hữu nghị giữa giữa hai tỉnh, hai nước đã đi đến thống nhất một số nội dung như sau:
Đồng chí Võ Văn Hưng thay mặt đoàn công tác tỉnh Quảng Trị đã thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị kể từ khi 2 tỉnh tổ chức Hội đàm và ký kết Biên bản Hội đàm cấp cao giữa 2 tỉnh vào ngày 30/8/2023, trong đó nổi bật là giữa tháng 12/2023, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ khởi công dự án khu công nghiệp Quảng Trị và chính thức khởi động dự án Cảng hàng không Quảng Trị; Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 05/01/2024 đồng ý về việc đoạn băng tải thuộc dự án xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam cắt qua đường biên giới lãnh thổ hai nước tại khu vực cửa khẩu quốc tế La Lay.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng thứ 5 bên phải sang cùng đoàn công tác tỉnh Quảng Trị tìm hiểu thực tế tại mỏ than Kaleum ở tỉnh Sekong, Lào - Ảnh tư liệu
Đồng thời tỉnh Quảng Trị đang chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để triển khai dự án về phía lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở công hàm số 93/BNG-UBBG ngày 29/01/2024 của Bộ Ngoại giao Việt Nam (gửi kèm), đề nghị tỉnh Sê Kông phối hợp với tỉnh Salavan cùng kiến nghị cấp có thẩm quyền phía Lào sớm có văn bản đồng ý để hai tỉnh Quảng Trị và Salavan có cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo của dự án băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam. Trên cơ sở thực tế tìm hiểu năng lực và công suất khai thác của các mỏ khai thác than hiện có của tỉnh Sê Kông, Hai Bên nhận thấy cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác, vận chuyển và xuất khẩu than đá từ Sê Kông đi qua các tỉnh Salavan, Savannakhet về Việt Nam qua các cặp cửa khẩu quốc tế La Lay - La Lay và Lao Bảo - Đen sa vẳn. Đề nghị tỉnh Savannakhet tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển than qua địa bàn tỉnh Savannakhet về Việt Nam, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các bãi trung chuyển, chế biến than tại Khu thương mại biên giới Đen sa vẳn. Nâng cấp hệ thống giao thông từ tỉnh Sê Kông và tỉnh Salavan đến cửa khẩu quốc tế La Lay (Lào) và từ cửa khẩu La Lay đến cảng Mỹ Thuỷ thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị (Việt Nam).
Một góc mỏ than Kaleum ở tỉnh Sekong, Lào. Ảnh tư liệu
Trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Phonesack, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đồng ý để Tập đoàn Phonesack (Lào) nghiên cứu, khảo sát và đề xuất dự án mở rộng, nâng cấp tuyến Quốc lộ 15D đoạn từ cửa khẩu quốc tế La Lay (Việt Nam) đến đường Hồ Chí Minh với chiều dài khoảng 12km, báo cáo cấp có thẩm quyền về phía Việt Nam thống nhất chủ trưởng trước khi triển khai thực hiện.
Hai bên nhận thấy việc cùng phối hợp trao đổi chính thức với tỉnh Salavan để kiến nghị Trung ương, Chính phủ 2 nước xem xét kéo dài thời gian làm việc của các lực lượng chức năng tại cặp cửa khẩu quốc tế La Lay giữa tỉnh Salavan và tỉnh Quảng Trị nhằm đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hoá với khối lượng lớn của các doanh nghiệp.
Về phía đoàn đại diện của tỉnh Sê Kông đạo tỉnh Sê Kông do đồng chí Lếc-lảy Sỷ-vy-lay, Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã hoàn toàn thống nhất cao với những phương án và những biên bản hai tỉnh đã ký kết hợp tác cùng thực hiện lấu dài có hiệu quả trên tinh thần đoàn kết hữu nghị chung giữa hai nước Việt Nam- Lào.
Hai Bên sẽ chỉ đạo quyết liệt các cơ quan hữu quan tích cực thúc đẩy triển khai nội dung Biên bản hội đàm cấp cao hai tỉnh ký ngày 30/8/2023 và thúc đẩy sớm nhất để có những chuyển biến tích cực vì sự hợp tác thiết thực, hiệu quả của hai Nhà nước Việt Nam-Lào cũng như giữa các tỉnh liên quan trong đó có tỉnh Quảng Trị và Sê Kông.
Biên bản làm việc này được ký tại Sê Kông vào ngày 30/01/2024, bằng tiếng Việt và tiếng Lào và có giá trị trong đó mang đậm dấu ấn sâu sắc mang tình hữu nghị hai tỉnh, hai nước Việt Nam-Lào mãi mãi gắn bó thủy chung son sắt.
Sau những ngày công tác ở tỉnh Sê Kông, đất nước Lào xinh đẹp, đoàn công tác đã đi tham quan một số mô hình kinh tế, thực địa mỏ than Kaleum có trử lượng lớn Trong đó, dự án đầu tư xây dựng cảng chuyên dụng và băng tải chở than đá từ CKQT La Lay về cảng Mỹ Thủy có chiều dài 70 km. Nhà đầu tư sẽ xây dựng cảng hàng rời chuyên dụng và hạ tầng cảng đáp ứng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, công suất tiếp nhận 30 triệu tấn hàng/năm. Phần băng tải được xây dựng kín, đi nổi trên hệ dầm, giàn thép trên cao, cầu vượt hoặc hầm xuyên núi. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.500 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2026...
Ông Trần Nam Khánh, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn cho biết: “Khi dự án băng chuyền vận tải than đá đi vào hoạt động và hạ tầng được đầu tư, tính kết nối lưu thông tốt hơn thì khối lượng than nhập khẩu qua CKQT La Lay của doanh nghiệp sẽ tăng gấp nhiều lần so với năm 2023”.
Tạm biệt đất nước Chăm Pa xinh đẹp, tạm biệt quê hương xứ sở Sê Kông miền hạ Lào nơi hứa hẹn nhiều tiềm năng hợp tác đầu tư phát triển kinh tế mạnh mẽ giữa hai tỉnh Sê Kông và Quảng Trị đưa tín hiệu vui đầu năm 2024. Cũng là lúc mùa Xuân Việt Nam đang sắp sữa tràn về, dâng cho đời những nụ xuân mới trên khắp mọi miền tổ quốc.
Lực lượng chức năng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế La Lay - Ảnh tư liệu
Những ngày áp Tết ở miền Tây Quảng Trị
Anh Bình