Đến với ngôi làng trở nên nổi tiếng với những bức ảnh đẹp bởi cảnh hương được phơi ngoài trời. Ngay từ những bước chân đầu tiên đến “ xóm hương”, du khách đã bắt gặp nhịp sống tất bật của những người dân xoay quanh nghề thủ công này.
Trong chuyến tham quan, đi qua những con đường làng đâu đó cũng là những khoảng sân phơi đầy những bó hương đủ màu dưới ánh nắng vàng rực rỡ, khung cảnh vô cùng ấn tượng tại làng hương đã thôi miên khách du lịch tới tham quan nơi đây.
Cùng ghé thăm các cơ sở sản xuất tăm lâu đời tại nơi đây, khách du lịch và thợ sản xuất hương còn giao lưu với nhau về nhu cầu hương ở Việt Nam và xuất khẩu.
Trước đây, người dân chủ yếu chẻ tăm bằng thủ công với việc tre sau khi chặt về được cạo vỏ, cắt và tạo hình để làm chân hương. Chúng được các nhân viên cắt, đánh bóng và phân loại. Sau đó, chân hương được nhuộm bằng các màu truyền thống như đỏ, hồng, vốn là những màu sắc mà người Việt coi là mang lại may mắn, nhưng ngày nay nhờ có máy móc nên việc chẻ tăm nhanh chóng hơn, nâng cao năng xuất hơn hẳn.
Với những bó hương hoàn thành được bó lại với kích thước lớn, đầu chụm vào nhau và chân xòe tròn đều như hoa đang nở. Để tạo ra loại hương đẹp mắt, bền màu và có mùi hương dễ chịu, người dân nơi đây còn pha trộn các loại hương liệu thảo mộc để có được những bó hương vô cùng chất lượng.
Ngày nay, làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở Hà Nội còn tồn tại và mang trong mình những văn hóa tâm linh của người Việt Nam ngày một lan tỏa và phát triển.