Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phân công trách nhiệm chủ trì và trách nhiệm phối hợp giữa tỉnh Hậu Giang và các bộ, ngành trung ương bảo đảm thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh. Đồng bộ hệ thống các quy hoạch trên địa bàn tỉnh; bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tỉnh với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch ngành cấp quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch có liên quan. Xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tỉnh.
Quyết định nêu rõ về việc triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh. Theo đó, nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công là: Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư công; hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công nhằm phát huy hiệu quả công trình, dự án mang lại; lấy đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.
Ưu tiên các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics trên địa bàn huyện Châu Thành và Châu Thành A, các dự án theo hai hành lang kinh tế là cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại bốn vùng kinh tế - xã hội động lực đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.
Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công: Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Hệ thống cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa, hạ tầng logistics; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ số; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn điện; cấp nước sạch; thương mại, các loại hình dịch vụ, du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác.
Tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng chính sách đột phá để phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI; thúc đẩy liên kết ngân hàng - doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích đất sử dụng, hướng tuyến, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện và các thông tin chi tiết của dự án sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, hoặc trong giai đoạn lập, thẩm định, chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án.
Dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư thực hiện Quy hoạch tỉnh (Danh mục tại Phụ lục II kèm theo).
Nguồn lực thực hiện quy hoạch
Triển khai các giải pháp huy động vốn trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai hiệu quả nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; đẩy mạnh hợp tác công tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt các nguồn lực của xã hội.
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân GRDP là 8,7%/năm trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tỉnh Hậu Giang cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 330.000 tỷ đồng, cụ thể:
Nguồn vốn |
Cơ cấu trong tổng vốn giai đoạn 2021 - 2030 |
|
Giai đoạn 2021 - 2025 |
Giai đoạn 2026 - 2030 |
|
Tổng cộng |
112.500 tỷ đồng |
217.500 tỷ đồng |
36.240 tỷ đồng (32,2%) |
37.200 tỷ đồng (17,1%) |
|
Nguồn vốn ngoài đầu tư công |
75.010 tỷ đồng (66,7%) |
177.750 tỷ đồng (81,7%) |
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) |
1.250 tỷ đồng (1,1%) |
2.550 tỷ đồng (1,2%) |
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu trong hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổ chức công bố, tuyên truyền, phổ biến thông tin rộng rãi tới Nhân dân, các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang, tạo đồng thuận và điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án phát triển đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050./.