22/01/2025 lúc 18:15 (GMT+7)
Breaking News

Quảng Trị trên đường chiến thắng - Bài 3: Chuyện “hai nhà” làm nông nghiệp hữu cơ

Sau hơn 30 năm đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, tỉnh Quảng Trị đã tìm lại được “Thương hiệu gạo Quảng Trị”, nay giá trị được nâng lên thành tên gọi “Gạo hữu cơ Quảng Trị”.
Gạo hữu cơ Quảng Trị đã trở thành thương hiệu riêng cho ngành nông nghiệp Quảng Trị hiện nay

Doanh nghiệp và nông dân làm nên kỳ tích

Việc tìm lại được thương hiệu Quảng Trị đã đón nhận sự giúp đỡ của các nhà đầu tư lớn qua các sản phẩm phân bón Ong Biển và nhà cung cấp giống lúa RVT của Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam. Để có được thương hiệu gạo hữu Quảng Trị hôm nay, giám đốc Hồ Xuân Hòe nói: Năm 2018, tất cả các chỉ tiêu của Quảng Trị đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 5,56%. 2018 là năm nông nghiệp Quảng Trị có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.

Cũng theo ông Hòe, nét nổi bật trong năm 2018 đó là Sở NN & PTNT đã tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình liên doanh, liên kết chuỗi sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm sạch và có chất lượng. Cùng với mở rộng diện tích nhiều cánh đồng lớn trên 6.000 ha, các địa phương đã nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu với diện tích 865 ha lúa, 113 ha màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với sản xuất truyền thống, giảm đáng kể phát thải khí nhà kính nhờ áp dụng quy trình canh tác tiên tiến theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, Sở đã liên kết với Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Nam, sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, áp dụng công nghệ phân bón Obi-Ong biển, quy trình chuyển giao này chỉ bón phân và tưới nước là loại trừ dần thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ ra khỏi đồng ruộng trên diện tích 392 ha, khẳng định hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, từng bước xây dựng thành công thương hiệu gạo Quảng Trị, đưa gạo hữu cơ Quảng Trị vươn ra tầm tiêu thụ trên thế giới.

Hiện nay, Sở cũng đang tìm kiếm nhiều đối tác hơn nữa nhằm giải quyết trong khâu chế biến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hữu cơ. Nếu đầu ra ổn định, thì người dân mới tin tưởng, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nhiều hơn nữa, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ toàn diện. Ông Hòe thông tin thêm.

Gạo hữu cơ lên kệ, bày bán ở các siêu thị lớn khắp cả nước

Hạt gạo nơi “đất lửa” giá trị ngàn vàng

Vụ xuân 2018, nông dân Quảng Trị phấn khởi khi nhận được thông tin từ PGS-TS Trần Đăng Xuân Trưởng phòng thí nghiệm sinh lý thực vật và hóa sinh Trường ĐH Hiroshima, Nhật Bản cho biết ông đã đem gạo hữu cơ Quảng Trị sang viện nghiên cứu nơi ông làm việc để làm xét nghiệm.

Kết quả phát hiện cho thấy loại gạo này không những sạch mà còn siêu sạch, đạt cả 545 chỉ tiêu về chất lượng. Không chỉ vậy, hai hợp chất Momilactone A và Momilactone B (MA và MB) được tìm thấy trong gạo hữu cơ Quảng Trị còn có tác dụng chống tiểu đường, béo phì, bệnh gút.

Ông Xuân khẳng định: “Hai hợp chất có trong gạo hữu cơ Quảng Trị này còn quý và đắt hơn vàng gấp 30.000 lần. Bởi theo kết quả bước đầu, hợp chất Momilactone A bằng 100, hợp chất Momilactone B bằng 50. Trong khi đó, các loại lúa gạo đặc sản mà Trường ĐH Hiroshima đã từng kiểm chứng của hai hợp chất trên chỉ được 1%". PGS Trần Đăng Xuân khẳng định, trên thế giới hiện nay chưa có loại gạo nào đạt cả 545 chỉ tiêu về chất lượng như gạo hữu cơ này, kể cả gạo hữu cơ tại Nhật Bản.

Bởi ở gạo hữu cơ Quảng Trị trong đó có 2 hợp chất Molecules A và Molecules B (MA và MB) là các hợp chất mới có tiềm năng chống tiểu đường, chống béo phì và gút thông qua khả năng ức chế hoạt động của các enzymes liên quan đến các bệnh này.

Nhiều hoạt tính quý của 2 hợp chất này đang được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đã đăng trên nhiều tạp chí sinh học quốc tế. Chúng tôi cũng phát hiện sự có mặt của 2 hợp chất này trên gạo ở Quảng trị”. Ông Xuân tiết lộ, hai hợp chất có trong gạo hữu cơ Quảng Trị này còn quý và đắt hơn vàng gấp 30.000 lần.

Việc ăn một lượng gạo nhất định hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh trên. Kết luận này thay đổi quan niệm thông thường rằng ăn gạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cũng theo ông xuân ông Xuân, các hợp chất trên cũng đã được phát hiện trên gạo Nhật Bản nhưng gạo hữu cơ Quảng Trị có hàm lượng cao hơn hẳn. Ông cho rằng, hàm lượng trên các giống gạo khác nhau tùy thuộc vào quá trình chăm sóc và giống. Việc nghiên cứu lai tạo cũng như phát triển phương pháp canh tác tạo nên các giống gạo có hàm lượng MA và MB cao sẽ tạo nên giá trị cao hơn cho lúa gạo Việt Nam.

Ông Trần Ngọc Nam - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Đại Nam, phân bón Obi Ong Biển "cha đẻ" của mô hình liên kết chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ ở Quảng Trị vui mừng khi phát hiện hai hợp chất quý MA và MB trong gạo hữu cơ Quảng Trị

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ngọc Nam – Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Đại Nam, phân bón Obi Ong Biển “cha đẻ” của mô hình liên kết chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ ở Quảng Trị, cho biết, ngày ông quyết định về Quảng Trị liên kết với nông dân làm chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ, bạn bè đều ngăn cản và nói, về làm chi nơi cánh đồng chết ấy, đất đai thì bạc màu nông dân một nắng hai sương sản xuất ra hạt gạo còn khó huống chi là làm gạo hữu cơ. Thế nhưng đến nay, sau 5 nông dân đã thành sản xuất thành công liên tiếp, năng suất vụ sau cao hơn vụ trước, thu nhập người dân tăng lên vượt bậc.

Tạm biệt Quảng Trị, trong tôi tâm đắc mãi câu nói vui mà thực lòng của ông Võ Văn Hưng “Tư lệnh” ngành nông nghiệp Quảng Trị khẳng định ngay từ buổi đầu khi cùng nông dân xuống đồng: “ Đất thép làm nông nghiệp hữu cơ”. Lời khảng định của ông Hưng quả đúng như thế, bởi Quảng Trị hôm nay đã có trong tay đủ các loại sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, trong đó phải kể đến sản phẩm gạo hữu cơ Quảng Trị ngon nhất, sạch nhất, giá trị gấp ngàn lần so với vàng, góp phần đưa lại kinh tế cao trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp hàng hóa.

Anh - Phan