18/11/2024 lúc 04:54 (GMT+7)
Breaking News

Ninh Thuận: Tốc độ GO và GRDP 6 tháng đầu năm tăng 3-4%, cao nhất duyên hải Nam Trung bộ

Với mục tiêu cụ thể hóa chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đánh giá kết quả thực hiện của ngành trên các lĩnh vực của năm 2021, triển khai nhiệm vụ thực hiện năm 2022. Triển khai các Nghị quyết của Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022.

Trả lời Phỏng vấn của Tạp chí Việt Nam Hội nhập, ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết; Trong 6 tháng đầu năm 2022 với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài làm cho nền kinh tế ảnh hưởng lớn, vì vậy giám tiếp gây ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh những khó khăn là sự nỗ lực của toàn dân cũng như là sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã đạt được kết quả 6 tháng đầu năm 2022 đáng ghi nhận như: Tốc độ tăng GO và GRDP đều vượt kế hoạch đề ra (tăng 3-4%) và cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ, nổi bật là lĩnh vực chăn nuôi tăng 8,83%, khai thác thủy sản tăng 7,76% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bên cạnh đó là công tác triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng: Đảng ủy Sở và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thành việc triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các đơn vị trực thuộc (gồm cấp ủy chi bộ và ban lãnh đạo các đơn vị) triển khai với tổng số 19 nghị quyết, 02 kết luận và 02 chỉ thị. Ngoài ra còn kịp thời tham mưu các nhiệm vụ phát sinh đã hoàn thành 06 văn bản (01 kế hoạch, 05 quyết định) và 01 Quyết định QPPL đang trình Sở Tư pháp thẩm định, dự kiến trình trong tháng 6/2022.

Mặt khác căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy, Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 04/4/2022 thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Kết quả thực hiện trên từng lĩnh vực cụ thể như: Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả áp dụng khoa học và công nghệ đồng thời kêu gọi công ty, doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất trên cơ sở dự báo thời tiết, lượng nước hiện có tại hồ Đơn Dương và 22 hồ chứa trong tỉnh, Sở đã tính toán cân bằng nguồn nước để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch sản xuất từng vụ và kế hoạch cấp nước sinh hoạt trên từng hệ thống.

Lĩnh vực chăn nuôi tăng 8,83%, khai thác thủy sản tăng 7,76% so với cùng kỳ năm 2021.

Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, nước tưới và phục vụ sản xuất kinh doanh của tỉnh. Đồng thời, đang triển khai Dự án Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, tỉnh Ninh Thuận (đang khảo sát, lập hồ sơ thiết kế thi công các hạng mục đầu tư của Dự án, trình phê duyệt trong tháng 7/2022); Cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt cũng như kịp thời tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch gieo trồng từng vụ gắn với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chỉ tiêu xây dựng cánh đồng lớn.

Đồng thời, phối hợp các ngành, địa phương triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030. Tiếp nhận 07 hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng, thành lập đoàn kiểm tra thực tế và báo cáo Cục Bảo vệ thực vật xem xét cấp mã số, tính đến nay đã được cấp 5 mã số vùng trồng với tổng diện tích là 63,3 ha; Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi với Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả có giá trị kinh tế cao năm 2022 và đến năm 2025 theo Quyết định số 69/QĐUBND ngày 24/01/2022 gắn với các Kế hoạch vệ sinh tiêu độc khử trùng và phòng chống dịch bệnh nên hoạt động chăn nuôi phát triển tốt, không để xảy ra dịch bệnh.

Duy trì các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát kiểm dịch, vệ sinh thú y, giết mổ; Cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác IUU gắn với công tác chỉ đạo sản xuất hiệu quả (bình quân phát 02 thông báo ngư trường/tháng, giám sát hành trình tàu cá 24/24) và tổ chức lại khai thác vùng bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

Giám sát hành trình tàu cá 24/24 và tổ chức lại khai thác vùng bờ và vùng nộng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

Ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã và đang tập trung triển khai đề án Phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm tôm giống chất lượng cao của cả nước, triển khai Kế hoạch sản xuất, lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh cùng với công tác quan trắc môi trường vùng nuôi định kỳ để kịp thời đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo về tình hình dịch bệnh cũng như ô nhiễm môi trường phục vụ hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của tỉnh; Cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp với 6 tháng đầu năm đã tập trung xây dựng và triển khai hiệu quả Kế hoạch bảo vệ rừng và Kế hoạch phòng chống cháy rừng trong mùa khô, tiếp tục duy trì các mô hình sinh kế nông - lâm kết hợp gắn với bảo vệ rừng. Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, truy quét chống phá rừng, điều tra, xử lý và cập nhật xây dựng bản đồ để theo dõi quá trình phục hồi rừng. Tiếp tục thực hiện chăm sóc diện tích rừng trồng phòng hộ, đặc dụng đang trong giai đoạn đầu tư 1.849,83 ha. Duy trì giao khoán bảo vệ rừng chuyển tiếp 2021 với diện tích 66.523,10 ha, bên cạnh là thực hiện chuyển tiếp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 3.737 ha rừng tự nhiên.

Giải pháp 6 tháng cuối năm 2022.

Phó Gíam đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trương Khắc Trí cho hay; Cùng với đó là triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM - Tham mưu hoàn thành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022; Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2022 trên địa bàn tỉnh, bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn năm 2021 (phục vụ công tác thẩm định tiêu chí NTM 2022); Quy định điều kiện và tiêu chí lựa chọn hợp tác xã nông nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.

Đồng thời tiếp tục tham mưu bộ tiêu chí xã, thôn đạt nông thôn mới, nông thôn mới năng cao và Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với huyện Ninh Sơn công nhận thêm 02 thôn nông thôn mới, nâng tổng số toàn tỉnh có 02 huyện, 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 06 xã nâng cao) và 04 thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Song song với đó là công tác quản lý hoạt động nội bộ ngành với mục tiêu cải cách hành chính hiện đại, hiệu quả nhằm hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực, bồi dưỡng chính trị tư tưởng công chức, viên chức, người lao động. Đã triển khai cho toàn bộ công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành đăng ký “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII phù hợp với đặc thù công tác của từng cá nhân tại các đơn vị khác nhau; thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Đảng; tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức ký cam kết về thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính năm 2022. Phê duyệt kế hoạch thanh tra 2022; phân bổ ngân sách năm 2022, tổ chức quyết toán và thông báo quyết toán ngân sách 2021 của các đơn vị thuộc Sở kịp thời, đúng quy định. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 phê duyệt Đề án tổ chức lại Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 05/01/2022 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dịch vụ Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

Tốc độ tăng GO và GRDP đều vượt kế hoạch đề ra (tăng 3-4%) và cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ.

Bên cạnh những công việc và mục tiêu đạt được của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, còn có những vướng mắc khó khăn còn gặp phải như: 8/12 Bộ ngành chưa có Thông tư hướng dẫn tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nên rất khó khăn trong việc tham mưu cụ thể hóa tiêu chí nông thôn mới các cấp độ. Kinh phí đầu tư trồng rừng (tiểu dự án 1 của dự án 3 thuộc CTMTTQG phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi) cả năm 2021 và 2022 không được bố trí.

Ông Trương Khắc Trí nhấn mạnh; Hiện nay do tình hình diễn biến dịch đang có chiều hướng quay trở lại, kèm theo chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết nên 6 tháng cuối năm 2022, cần sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành, để đạt được với 7 nhiệm vụ, trọng tâm giải pháp như sau: Tiếp tục tham mưu HĐND và UBND tỉnh các nhiệm đã được giao và phát sinh trong 6 tháng cuối năm 2022. Phối hợp với các địa phương và Sở Tài chính tham mưu đề xuất phân bổ kinh phí sự nghiệp xây dựng nông thôn mới 2022 và kinh phí sự nghiệp tiểu dự án 1 của dự án 3 thuộc CTMTTQG phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi đôi với theo dõi, đồng hành cùng các doanh nghiệp triển khai các dự án nông nghiệp công nghệ cao đã được cấp chứng nhận đầu tư và xúc tiến đầu tư mới; Cơ cấu lại ngành nông nghiệp với công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt cơ cấu lại ngành trồng trọt, chăn nuôi gắn với Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; Cơ cấu lại lĩnh vực thủy sản với mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác “biển xa” theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg gắn với việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Tập trung triển khai các giải pháp xây dựng Ninh Thuận thành Trung tâm tôm giống chất lượng cao của cả nước; Cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp kèm theo triển khai có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tiêp tục nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững gắn với quản lý, bảo vệ, phát triển rừng khu vực miền núi; Xây dựng nông thôn mới đi đôi là tham mưu hoàn thành bộ tiêu chí Nông thôn mới các cấp độ và hỗ trợ các địa phương rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch 2022; Triển khai thực hiện Đề án OCOP 2022; Cơ cấu lại diêm nghiệp bằng cách tích cực tham mưu UBND tỉnh Đề án nâng cao giá trị sản xuất, chế biến muối giai đoạn 2021-2030 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại văn bản số 2517/BNN-KTHT ngày 11/5/2021./.

Tuấn Khôi - Đình Tiến