VNHN - Biển Đông được ví là “ngã ba đường” quốc tế do đóng vai trò “cầu nối” hai đại dương thông qua tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương với khoảng 300 tàu cỡ 5000 tấn, trong đó có 200 tài chở dầu khí đi qua hàng ngày.
Biển Đông sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng của tương lai, một loại năng lượng thay thế hoàn hảo cho dầu mỏ và khí đốt. Biển Đông sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng của tương lai, một loại năng lượng thay thế hoàn hảo cho dầu mỏ và khí đốt. Đó là "băng cháy". Nghiên cứu của hơn 90 quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng: Biển Đông sở hữu trữ lượng "băng cháy" lớn thứ 5 châu Á trong tổng số 2.800.000 tỉ m3 "băng cháy" trên toàn thế giới. Khai thác được tiềm năng này tương đương với đáp ứng nhu cầu năng lượng trong 800 năm của loài người với lượng khí thải CO2 chỉ bằng một nửa so với tiêu thụ dầu mỏ hay than đá.
Hiện nay nhà nước vẫn chưa có sự đầu tư tương xứng cả về sáng kiến và quy mô cho vùng biển của mình. Ngành kinh tế biển của chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở những dịch vụ trên bờ, gần bờ; ngành khai thác đem lại giá trị gia tăng thấp. Nói theo một cách tích cực, chúng ta còn nhiều khoảng không để vươn về phía biển và còn nhiều chỗ đứng cho những sáng kiến mang tính đổi thay. Thế nhưng, ý thức đổi thay cần nhanh chóng và quyết liệt, bởi tốc độ vận hành của thế giới sẽ không chờ đợi chúng ta.
Ngư dân ra biển Đông đánh bắt cá
Đại úy Hải quân, Sử gia Alfred Thayer Mahan (1660 - 1783) khi nghiên cứu về Ảnh hưởng của uy lực trên biển trong lịch sử nói rằng: một quốc gia muốn thực hiện lực lượng trên biển cần có các yếu tố: vị trí địa lý, hình thể địa lý, diện tích lãnh thổ, đặc tính dân tộc và vai trò của chính phủ. Không có yếu tố nào trong đó xuất phát từ bên ngoài hay nguồn lực tài chính. Ngành du lịch hiện nay chỉ đem lại sự hài lòng cho những cá nhân chứ chưa chạm đến giá trị thực sự của biển. Doanh thu mà du lịch biển đem lại chưa tương xứng với những gì chúng ta khai thác từ biển và cả những hệ luỵ mà các hoạt động kinh tế biển để lại.
Gần 2/3 lương vận tải thương mại trên thế giới với tổng giá trị chừng 5,3 nghìn tỉ USD thực hiện bằng đường biển phải đi qua biển Đông. Nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á và Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào các tuyến hàng hải cắt qua khu vực biển Đông. Hoa Kỳ mặc dù nằm rất xa biển Đông nhưng vẫn coi vùng này là đường thông thương chiến lược chính của mình và luôn nhắc đến quyền tự do hàng hải qua biển Đông theo Công ước Luật biển 1982. Cho nên, biển Đông là khu vực biển đặc biệt quan trọng đối với tất cả các nước trong và ngoài khu vực về địa chiến lược, an ninh hàng hải và kinh tế.
Dàn khoan dầu khí của Việt Nam
Theo các chiến lược gia, trong trường hợp khu vưc biển Đông xảy ra xung đột kéo dài, gây ách tắc hoặc tàu thuyền không đi qua được và phải đi vòng qua Indonexia và Thái Bình Dương thì không những gây tốn kém về thời gian, nhiên liệu, tiền của mà còn tạo ra “cơn sốt” cho thị trường chứng khoán, xáo trộn sản xuất và tiêu dùng. Cuối cùng sẽ đẩy một số nền kinh tế đi vào suy thoái trước hết là Nhật Bản và các đồng minh kinh tế Nhật Bản.
Không được can dự vào biển Đông, Mỹ sẽ mất vai trò chiến lược trên toàn khu vực Đông Á và không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây Mỹ quyết tâm chuyển hướng chiến lược: Xoay trục trở lại Đông Á, xây dựng trục an ninh Đông Á và tăng cường liên minh với Australia, Nhật Bản, Ấn Độ.
Chính vì thế, đã từ lâu vùng biển này là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Nói cách khác, lợi ích ở biển Đông không chỉ là của các quốc gia ven biển này mà còn là lợi ích của các quốc gia ngoài khu vực liên quan đến quyền tự do hàng hải qua biển Đông. Trong bối cảnh như vậy, đa phương hóa quan hệ ngoại giao và đa dạng hóa lợi ích trên các vùng biển của Tổ quốc là những định hướng quan trọng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của Việt Nam trên biển Đông theo cách tiếp cận hòa bình.
Một chuyến đi bội thu của ngư dân khi đánh bắt ở biển Đông
Là một biển rìa lục địa nhưng biển Đông lại mang những nét đặc trưng của đại dương với sự tồn tại của một bồn trũng nước sâu “kiểu đại dương” có diện tích chiếm khoảng trên 50% diện tích toàn bộ đáy biển Đông với độ sâu trung bình khoảng 2.200,. Bồn trũng nước sâu này là một “kho báu” trong biển Đông mà đến nay còn chưa được khám phá hết. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc “xí” kho báu này bằng cách khoanh một “đường chín đoạn” khuôn theo hình thái của bồn trũng nước sâu.
Từ bao đời nay biển đảo không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân trong nước, mà còn là điều kiện đặc biệt cần thiết để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thuỷ sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tầu, du lịch... Hiện tại, kinh tế biển và vùng ven biển có vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp khoảng 50% GDP cả nước. Vì thế bằng mọi giá chúng ta phải giữ gìn và khai thác biển Đông sao cho phù hợp.