26/11/2024 lúc 08:16 (GMT+7)
Breaking News

Nghi Sơn đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nghi Sơn là một thị xã ven biển nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hoá. Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị trong toàn thị xã, nhằm thực hiện mục tiêu phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thị xã Nghi Sơn đã và đang thực hiện những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bước đầu đạt được những kết quả tích cực trên hành trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số góp phần phát triển nhanh kinh tế - xã hội.

Triển khai thực hiện Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Thực hiện Chương trình hành động Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch Hành động số 70-KH/TU ngày 04/3/2022 của Ban Thượng vụ Thị ủy Nghi Sơn về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thương vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND thị xã Nghi Sơn đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 01/4/2022, cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động số 70-KH/TU ngày 04/3/2022 của Ban Thường vụ thị ủy Nghi Sơn về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 06 –NQ/TU ngày 10/11/2021 và nhiều kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyển đổi số trên địa bàn thị xã. Bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực: Cơ sở hạ tầng viễn thông được đầu tư theo hướng đồng bộ; mạng truyền dẫn băng thông rộng và mạng di động 4G đã phủ sóng đến hầu hết các thôn, khu phố, cụm dân cư; nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của thị xã đã được kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh; công nghệ số đã và đang được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực, rõ nét nhất là trong các ngành tài chính, ngân hàng, thuế, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế…

Chuyển đổi số giúp Chính quyền cấp thị xã ứng dụng triệt để công nghệ số vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành, tăng tính minh bạch trong các hoạt động của các sơ quan, đơn vị, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Đẩy mạnh ứng dựng CNTT, chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn; phát triển thương mại điện tử. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ số, thanh toán không dùng tiền mặt…

Mô hình chuyển đổi số của thị xã Nghi Sơn.

Để triển khai chuyển đổi số thành công trên 3 lĩnh vực về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, thị xã Nghi Sơn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Mỗi trụ cột có các chỉ số chính và các chỉ số thành phần ứng với từng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước của các phòng, ban, ngành. Bộ chỉ số chuyển đổi số đưa ra nhằm đánh giá được thực trạng chuyển đổi số trên địa bàn thị xã, đồng thời là căn cứ để các đơn vị tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số phù hợp với quy định hiện hành.

Chính quyền số ở cấp thị xã với mục tiêu triển khai hệ thống thông tin CSDL tổng hợp cấp thị xã, cấp xã; 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác với các cơ sở dữ liệu của Tỉnh và Quốc gia. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Đảm bảo cung cấp 100% dịch vụ công có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Có 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước. Phấn đấu 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất. Căn cứ tình hình và điều kiện, xây dựng Trung tâm điều hành thông minh phù hợp với cấp thị xã. 100% cán bộ, công chức xã, phường được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

Đối với cấp xã, phường mục tiêu của chính quyền số là 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp xã, phường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định). Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã, phường tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Mỗi xã, phường có tối thiểu có một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã, phường hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân. Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả. Triển khai phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết) phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường. Triển khai các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông; tuyên truyền cho người dân gọi đến Tổng đài 1022 để được tư vấn, cung cấp thông tin hỗ trợ phòng, chống dịch và các thông tin khác. Số hóa tài liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại UBND cấp xã, phường. Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của cấp xã, phường như: quản lý tài sản, tài chính - kế toán, nhân lực, nhân sự, báo cáo, tổng hợp… Ứng dụng nền tảng số hỗ trợ chính quyền cấp xã, phường giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số. Thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về chính quyền số theo từng giai đoạn cụ thể. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ và người dân.

Kinh tế số mục tiêu ở thị xã là Doanh nghiệp sẽ đạt chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế. 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, làng nghề, hộ kinh doanh được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP đưa lên sàn thương mại điện tử và được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc. Đối với chuyển đổi số cấp xã, phường về kinh tế số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng. 100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, phường, sản phẩm OCOP được quảng bá qua mạng internet (trang thông tin điện tử, mạng xã, phường hội,…); hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối, đưa hàng hóa, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến. Phấn đấu 100% nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn cấp xã, phường được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode. Chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã, phường, hộ sản xuất, kinh doanh và người dân có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

Xã hội số: Thị xã chỉ đạo phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ di động 4G/5G. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 80% trở lên. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực trên địa bàn. Ở cấp xã, phường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã, phường được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng. Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên. Đảm bảo người dân được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng đặc biệt chặn lọc các nội dung xấu, độc hại. Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã, phường.

Nghi Sơn đã và đang tập trung phát triển hạ tầng và nền tảng số. Mục tiêu có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình. Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã, phường được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống; 100% CBCC có máy tính phục vụ công việc. Mỗi xã, phường có 01 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt đến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp thôn.

Thị xã Nghi Sơn đẩy mạnh chuyển đổi số.

Từ những kế hoạch, mục tiêu, kết quả đã thực hiện được trong công cuộc chuyển đổi số tại thị xã Nghi Sơn cho chúng ta thấy được sự cố gắng của chính quyền, Nhân dân toàn thị xã. Lấy người dân làm trung tâm, phục vụ Nhân dân, cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, hợp tác an ninh nước ngoài. Với mong muốn chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa, thị xã rất cần sự phối hợp từ Sở Thông tin và Truyền thông để tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ phụ trách CNTT cấp xã, phường, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ trong việc triển khai Chuyển đổi số tại địa phương./.

Hải Nam - Hoàng Trang