24/01/2025 lúc 20:12 (GMT+7)
Breaking News

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng lớn nhất trong khu vực

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi sâu sắc văn hóa tiêu dùng của khách hàng, họ chọn lựa sản phẩm, tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Theo báo cáo của Google, trong khi toàn thế giới đã trải qua một năm 2020 với một màu xám ảm đạm thì nền kinh tế số Việt Nam nổi lên như một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong khu vực (16%).

Đại dịch Covid-19 đã và đang làm thay đổi sâu sắc văn hóa tiêu dùng của khách hàng, họ chọn lựa sản phẩm, tìm kiếm thông tin và ra quyết định mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Theo báo cáo của Google, trong khi toàn thế giới đã trải qua một năm 2020 với một màu xám ảm đạm thì nền kinh tế số Việt Nam nổi lên như một điểm sáng với tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong khu vực (16%).

Số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam in 2021, mức thời gian online của người dùng từ 3,1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4,2 giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3,5 giờ mỗi ngày. Thế giới hiện có 7,83 tỷ người trong đó có 5,22 tỷ người dùng điện thoại di động, 4,66 tỷ người sử dụng Internet và 4,2 tỷ (chiếm 53.6%) người sử dụng các mạng xã hội.

Thời gian sử dụng internet trên các thiết bị của người Việt Nam

Trong khi đó tại Việt Nam, có khoảng 68,17 triệu người Việt Nam trực tuyến (chiếm 70% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau. Đáng chú ý là có tới 65 triệu người trong số họ là người dùng mạng xã hội tích cực (chiếm 67% dân số) và 99% trong số này thường xuyên sử dụng bằng điện thoại di động.97% người Việt Nam có thói quen truy cập Internet hàng ngày, trong số đó có 95% là xem video. Con số này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng video như một hình thức tiếp thị của thời đại mới.

Tầm phủ sóng của các trang mạng xã hội tại Việt Nam đang ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trong năm 2019 số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam là 62 triệu người. Nhưng tính đến tháng 1 năm 2021, con số này là 72 triệu người. Trong đó, 61 triệu khách hàng có thể được tiếp cận thông qua quảng cáo trên Facebook, 5,4 triệu trên Instagram, 3,3 triệu trên LinkedIn và 1,27 triệu người qua Twitter”.

Đây có lẽ là thời kỳ nở rộ của các video trên mạng xã hội, video trở thành “vua nội dung” trên các nền tảng tương tác. Theo thống kê, mỗi ngày, có hơn 4 tỷ lượt xem video trên YouTube, trong khi, con số này ở Facebook là 5 tỷ. Theo các chuyên gia nhận định: Năm 2020, 80% lượng truy cập tới từ các video và trong tương lai không xa, video sẽ chiếm lượng traffic lớn nhất trên Internet. Các số liệu cho thấy, những video có tính trải nghiệm cao sẽ được khán giả quan tâm nhiều hơn. 

Để đáp lại Tiktok, Facebook cũng đã cho ra mắt nền tảng Instagram Reels cũng với chức năng gần tương tự. Cuộc cạnh tranh giữa các mạng xã hội sẽ ngày càng trở nên quyết liệt trong những năm tới đây. Bên cạnh đó, các ứng dụng trên thiết bị di động chiếm một phần không hề nhỏ trong thói quen chia tiêu của người tiêu dùng. Vì thế, các nhà bán lẻ đã tận dụng lợi thế này để quảng cáo sản phẩm của họ. Trên toàn thế giới, các giao dịch qua điện thoại di động ước tính sẽ chiếm gần 75% tổng số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021. Việc áp dụng các chiến lược marketing trên thiết bị di động cũng đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh trong năm 2020 để chiếm được nhiều ưu thế trong thị trường hơn. Hiện nay tại nước ta, các ứng dụng có lượng truy cập lớn như Shopee, Grab… đã bắt đầu triển khai hoạt động quảng cáo trên nền tảng của họ và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới.