22/12/2024 lúc 19:06 (GMT+7)
Breaking News

Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước bên cạnh việc giữ vững phát triển các thị trường truyền thống

Để phục vụ công tác hoạt động của cơ quan báo chí và trả lời bạn đọc liên quan đến việc truyền tải, tuyên truyền, xử lý các vấn đề về Quản lý Lao động ngoài nước, bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ, của nhà tuyển dụng, người lao động khi đi XKLĐ.  Để có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn trong công tác tuyên truyền, phản ánh về lĩnh vực này, Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã có buổi phỏng vấn với đồng chí Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

Để phục vụ công tác hoạt động của cơ quan báo chí và trả lời bạn đọc liên quan đến việc truyền tải, tuyên truyền, xử lý các vấn đề về Quản lý Lao động ngoài nước, bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ, của nhà tuyển dụng, người lao động khi đi XKLĐ.  Để có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn trong công tác tuyên truyền, phản ánh về lĩnh vực này, Tạp chí Việt Nam Hội nhập đã có buổi phỏng vấn với đồng chí Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

Ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH. Ảnh: baophapluat.vn

Phóng viên: XKLĐ là một trong những ngành nghề có mức lương cao hiện nay. Vậy XKLĐ có những vị trí, điều kiện nào? Người đi XKLĐ cần những điều kiện gì?

Cục trưởng Tống Hải Nam: Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo mở việc làm cho người lao động với công việc ổn định và thu nhập tốt, góp phần nâng cao trình độ kỹ năng, tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước từ thu nhập người lao động chuyển về trong nước.

Trong các năm qua, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; Các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và dư luận xã hội quan tâm hợp tác, cung cấp các thông tin hỗ trợ mở rộng thị trường và quản lý hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo đúng các quy định của pháp luật. Công tác "mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước bên cạnh việc giữ vững phát triển các thị trường truyền thống", tập trung nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài thường xuyên được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quan tâm chỉ đạo.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã và đang từng bước chủ động tìm kiếm, khai thác hợp đồng và phát triển thị trường lao động ngoài nước, đầu tư bài bản cho công tác tạo nguồn lao động, đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng đã tập trung, chú trọng đầu tư nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã quy định đầy đủ và rõ ràng điều kiện, hồ sơ, quyền và nghĩa vụ đối với người lao động đi làm việc ở nước thông qua doanh nghiệp dịch vụ; qua tổ chức sự nghiệp; qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu và qua tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài và theo hợp đồng cá nhân (tại các Điều từ 42 đến Điều 53).

Một số điều kiện cơ bản đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (bao gồm đủ tuổi lao động theo quy định tại Bộ Luật Lao động); Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Phóng viên: Những kết quả tích cực mà ngành XKLĐ đã đạt được trong những năm gần đây?

Cục trưởng Tống Hải Nam: Trong 5 năm gần đây (2014 – 2019), số lượng người lao động Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm (mỗi năm tăng khoảng 10.000 người), trong đó năm 2019 có trên 150 nghìn người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Đại bộ phận người lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm tập trung chủ yếu tại 03 thị trường truyền thống và trọng điểm đối với lao động Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (chiếm trên 90% số lượng lao động xuất cảnh hàng năm) với việc làm phù hợp và ổn định, thu nhập tốt. Số tiền người lao động tích lũy và gửi về đã cải thiện cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, giúp nhiều gia đình có cuộc sống khá giả. Nhiều lao động với kinh nghiệm, tay nghề và khả năng ngoại ngữ tích lũy trong thời gian làm việc ở nước ngoài, sau khi trở về nước đã tìm được những công việc với mức thu nhập cao. Nhiều người đã trở thành các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển và ổn định kinh tế - xã hội.

Công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động nước ngoài cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin có liên quan về chính sách pháp luật...Ảnh minh họa.

Phóng viên: Người lao động cần phải làm gì để có thể tham gia XKLĐ an toàn và đảm bảo được sự bảo trợ, bảo vệ của pháp luật Việt Nam?

Cục trưởng Tống Hải Nam: Đối với người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài cụ thể là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn, quy định về các hình thức đi làm việc ở nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, các chi phí phải nộp theo quy định… và những thông tin liên quan khác từ các cơ quan hữu quan để đảm bảo đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp, an toàn và hiệu quả; chủ động trang bị các kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề cần thiết phù hợp với yêu cầu của thị trường tiếp nhận lao động.

Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động có thể liên hệ trực tiếp để tìm hiểu các thông tin liên quan tại Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Văn phòng thông tin, tư vấn cho lao động di cư đặt tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đối với công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động nước ngoài cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin có liên quan về chính sách pháp luật, quy định của nước tiếp nhận, về loại hình công việc, chế độ cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, của người sử dụng lao động… Người lao động phải thực hiện đúng quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trước khi xuất cảnh, phải đăng ký hợp đồng với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú; sau khi đến nước tiếp nhận, người lao động phải đăng ký công dân tại cơ quan Đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà họ đến làm việc.

Trong trường hợp có vụ việc phát sinh hoặc gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động cần chủ động liên hệ với cơ quan Đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà mình đang làm việc để đề nghị hỗ trợ. Tại những địa bàn không có cơ quan Đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam, người lao động cần liên hệ với các cơ quan hữu quan, tổ chức có liên quan tại nước sở đề đề nghị hỗ trợ tại giải quyết vấn đề.

Phóng viên: Nhà nước rất ưu tiên và tạo nhiều thuận lợi cho Doanh nghiệp trong lĩnh vực này, nhiều Doanh nghiệp là cầu nối để ngành XKLĐ nước ta ngày một phát triển, nhưng cũng có những DN đã bất chấp mọi thủ đoạn để có được nguồn lao động, để phục vụ cho đơn hàng của mình. Về vấn đề này, Cơ quan chức năng cần phải làm gì để bảo đảm quyền lợi cho người lao động? Và đảm bảo nguồn lao động đạt chuẩn?

Cục trưởng Tống Hải Nam: Trong quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cũng vẫn còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật, trong đó có quy định về tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài như tuyển chọn không đúng đối tượng, tuyển qua trung gian môi giới, thu phí vượt quá quy định… Những hành vi vi phạm này đã làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nếu bị phát hiện các vi phạm trên thì các doanh nghiệp sẽ bị Thanh tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tập trung thực hiện những giải pháp sau:

Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nhất là Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn.

Tiếp tục công tác ổn định thị trường lao động ngoài nước; tăng cường công tác bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Tăng cường quản lý hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh, thu phí cao, thu phí ngoài quy định. Tăng cường thẩm định cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện, năng lực tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và có cơ chế quản lý đối với các địa bàn rủi ro cao, một số ngành nghề không khuyến khích theo từng thời điểm. Tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Tăng cường kết nối chương trình phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, địa phương trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ đi làm việc ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với doanh nghiệp, với nhu cầu của thị trường và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiếp tục chuyển mạnh sang hướng đặt hàng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo đầu ra, liên kết với doanh nghiệp, từng bước kết hợp chuyển đổi doanh nghiệp thành nhà trường thứ hai để cùng phối hợp. Gắn chiến lược tạo việc làm ngoài nước với các chương trình quốc gia về giáo dục nghề nghiệp.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe đồng chí Cục trưởng.