Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Long An đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 dự án FDI. Tuy nhiên trong tổng số 10 tỷ USD, vốn từ các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 10%.
Con số này được đánh giá là khá thấp so với mong đợi, do vậy, tỉnh Long An đang bám sát chiến lược nỗ lực phát triển nhân lực, cải cách thủ tục hành chính và hạ tầng dịch vụ để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản.
Vừa qua, tỉnh cũng đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư giữa Nhật Bản và Long An. Trong đó đề cao việc phát triển nhân lực giữa 2 bên. Theo đó sẽ có hàng ngàn lao động địa phương được tiếp cận môi trường làm việc tại Nhật Bản. Cụ thể, các nguồn lực lao động này sẽ qua Nhật Bản, được tạo điều kiện học ngoại ngữ, hoàn thiện kỹ năng sau đó quay về Long An làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Không chỉ có vậy, tỉnh còn tập trung đào tạo được nguồn nhân lực biết ngoại ngữ; thành lập các khu đô thị cho các chuyên gia, doanh nghiệp làm việc. Trên cơ sở thực hiện CCTTHC hiệu quả, nhanh, tinh gọn.
Tròn 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc và toàn diện. Hiện Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách điểm đến của doanh nghiệp Nhật Bản có nguyện vọng đầu tư ra nước ngoài. Chuyển đổi số, tăng trưởng xanh là những vấn đề được gợi mở trong sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản thời gian tới.
Thành phố Tân An, tỉnh Long An. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Long An là địa phương có các nhà đầu tư Nhật Bản dẫn đầu khu vực ĐBSCL./.