Năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung về cải cách hành chính để việc triển khai, thực thi chính sách pháp luật về tài nguyên môi trường tiếp tục hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Về định hướng nội dung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thường trực Ủy ban Kinh tế đặc biệt nhấn mạnh, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế 'xin - cho', 'lợi ích nhóm' trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án 'treo', chậm triển khai thực hiện trên thực tế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác cải cách hành chính; tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới phương thức làm việc gắn với ứng dụng công nghệ số để đảm bảo những mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đề ra.
Hoàn thiện thể chế pháp luật về Tài nguyên và Môi trường, tháo gỡ các rào cản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều thiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp hướng tới xây dựng nền hành chính của ngành Tài nguyên và Môi trường phục vụ, loại bỏ "cơ chế xin - cho", hiện tượng nhũng nhiễu, cửa quyền, quan liêu, xa rời thực tế trong từng cán bộ, công chức.
Ngành Tài nguyên và Môi trường xây dựng nền công vụ hiện đại, với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu của nền hành chính số.
Ngành tập trung phát triển, hiện đại hóa hạ tầng số, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn; hoàn thiện Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, kết nối các cơ sở dữ liệu dùng chung, cung cấp đầy đủ các dịch vụ công trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công dân, các thủ tục hành chính. Ngành phấn đấu tiếp tục chuẩn hóa, đơn giản hóa, giảm thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Hoàn thiện, tăng cường cơ chế tương tác giữa Trung ương và địa phương, Bộ và các đơn vị thuộc Bộ với người dân, doanh nghiệp, hướng tới sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.
Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, dự án Luật xác định rõ về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn và mối quan hệ giữa hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn với các quy hoạch trong hệ thống pháp luật chung về quy hoạch.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn đề xuất là: “quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh; tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn và nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn”. Tổ chức thực hiện, quản lý phát triển đô thị và nông thôn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề cập 3 chính sách lớn tại dự thảo, gồm: hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch đô thị và nông thôn, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn được thiết kế với 5 chương, bao gồm 61 điều.
Trên cơ sở những vấn đề vướng mắc, phát sinh trên thực tiễn đã được tổng kết, đánh giá, dự thảo Luật lần này đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin về những điểm mới cơ bản, Bộ trưởng Xây dựng cho biết, các cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn, gồm: quy hoạch chung - quy hoạch phân khu - quy hoạch chi tiết. Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, các quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị mới dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; các loại, các cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn còn lại là quy hoạch có tính kỹ thuật chuyên ngành.
Dự thảo cũng điều chỉnh trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới (hiện nay quy định Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại III) theo hướng phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập tất cả các quy hoạch chung đô thị.
Theo quy định hiện nay, đối với quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới…, trước khi phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng; nay đề xuất điều chỉnh phân cấp việc thống nhất bằng văn bản đối với quy hoạch chung đô thị loại IV cho cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điểm mới nữa là dự thảo Luật đề xuất rút gọn trình tự lập quy hoạch: Không yêu cầu lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ quy hoạch chung của thành phố, thị xã, huyện và khu chức năng (trừ đô thị mới, thị trấn và xã). Không yêu cầu lập riêng cấp độ quy hoạch phân khu đối với các đô thị vừa và nhỏ (tích hợp nội dung quy hoạch phân khu vào quy hoạch chung các đô thị loại III, IV, V để giảm việc lập cấp độ quy hoạch phân khu đối với các loại đô thị này, góp phần giảm thời gian, chi phí cho công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng).
Dự thảo cũng bổ sung, quy định rõ về nội dung quy hoạch không gian ngầm (đối với các đô thị trực thuộc tỉnh) và quy hoạch không gian ngầm (được lập riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị mới được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng không gian, gắn kết đồng bộ không gian xây dựng trên và dưới mặt đất, mặt nước.
Tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung giữa các quy hoạch
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí sự cần thiết ban hành Luật, cho rằng việc hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn vào một luật là phù hợp, hướng tới bảo đảm thống nhất về định hướng chung trong kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn, phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn.
Về định hướng nội dung xây dựng Luật, Thường trực cơ quan thẩm tra cho rằng cần đặc biệt nhấn mạnh một số nội dung. Cụ thể, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn phù hợp, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch nông thôn.
Đồng thời, phân định rõ vị trí, vai trò của các loại quy hoạch, các cấp độ quy hoạch, bảo đảm sự liên kết, khớp nối, tránh chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về nội dung giữa các quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực, khó khăn cho công tác quản lý, tạo rào cản đối với các hoạt động kinh tế-xã hội của người dân và doanh nghiệp.
“Đặc biệt, cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án “treo”, chậm triển khai thực hiện trên thực tế”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.
Về loại đô thị và cấp hành chính đô thị, ông Thanh đề nghị rà soát, nghiên cứu quy định theo hướng chung, giữ lại quy định về “Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc phân loại đô thị phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội” là cơ sở để ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị báo cáo, làm rõ cơ sở của việc chỉnh sửa như dự thảo Luật về “quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch chung đô thị mới dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; các loại, các cấp độ quy hoạch còn lại là quy hoạch có tính kỹ thuật, chuyên ngành”.
Đồng thời, rà soát các quy định và làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị & quy hoạch nông thôn và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tránh gây vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát các quy định cụ thể về nội dung các loại quy hoạch, các cấp độ quy định theo hướng: đối với quy hoạch chung cần bảo đảm tính “động”, mở, định hướng, thay vì “cứng nhắc”, bó hẹp không gian phát triển của đô thị và nông thôn; đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần bảo đảm tính cụ thể, hợp lý, khả thi, thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện.