23/12/2024 lúc 02:38 (GMT+7)
Breaking News

Lâm Đồng vẫn sẽ là địa phương thu hút được nhiều dòng vốn FDI

Lâm Đồng đang được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đánh giá là điạ phương có nhiều tiềm năng để phát triển các dự án về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, du lịch với những lợi thế về địa lý, khí hậu. Nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng tỉnh Lâm Đồng vẫn sẽ là địa bàn thu hút được nhiều dòng vốn FDI, trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Lâm Đồng đang được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đánh giá là điạ phương có nhiều tiềm năng để phát triển các dự án về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, du lịch với những lợi thế về địa lý, khí hậu. Nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng tỉnh Lâm Đồng vẫn sẽ là địa bàn thu hút được nhiều dòng vốn FDI, trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Trước khi có ý định đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng, các doanh nghiệp, nhất là FDI như có vốn đầu tư đến từ nước ngoài đều tìm hiểu rất kỹ môi trường đầu tư ở đây, thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, xếp hạng hằng năm. Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có sự cải thiện theo hướng tốt lên trong môi trường đầu tư của tỉnh; đồng thời, tích cực thực hiện cải cách để đơn giản và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Liên tục trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp có vốn  FDI đều có sự tăng trưởng ổn định và có kết quả sản xuất, kinh doanh tốt. Có được thành quả này tỉnh Lâm Đồng đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển như: ưu đãi về các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất; kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về các thủ tục hành chính…

Lâm Đồng đang được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đánh giá là điạ phương có nhiều tiềm năng để phát triển các dự án về nông nghiệp...

Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phía Nam khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Lâm Đồng vẫn là một trong những địa phương duy trì tốt sự phát triển của các doanh nghiệp với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Lâm Đồng cũng có nhiều giải pháp khống chế và kiểm soát dịch bệnh khá tốt, hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Qua đó, cho thấy sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh và sự quan tâm, hỗ trợ của các sở, ngành đã góp phần đưa Lâm Đồng trở thành một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về thu hút đầu tư nước ngoài. Một điều thuận lợi hiện nay là quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng vẫn còn tương đối nhiều, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn FDI tìm đến tỉnh để thuê đất với diện tích từ 5 - 10 ha trở lên để làm nhà xưởng sản xuất. Đặc biệt, Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án điều chỉnh bổ sung KCN Phú Bình rộng 246 ha vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Đây sẽ là nguồn quỹ đất sạch với diện tích lớn cho các doanh nghiệp thuê, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn cho công nghiệp tỉnh, bên cạnh hai KCN đang có là Lộc Sơn và Phú Hội.

Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án điều chỉnh bổ sung KCN Phú Bình rộng 246 ha vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam.

Về phát triển hạ tầng, tỉnh Lâm Đồng sẽ đầu tư những công trình thiết yếu, còn hạ tầng trong từng KCN thì tỉnh khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, tại KCN Phú Bình, nhiều nhà đầu tư đã tới tìm hiểu, đặt vấn đề xin được đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Riêng về nguồn cung ứng lao động cho doanh nghiệp, Lâm Đồng cũng có chính sách hỗ trợ đào tạo bằng cách giao cho các cơ sở đào tạo theo chỉ tiêu và hỗ trợ theo số lượng lao động được doanh nghiệp nhận vào làm việc sau đào tạo. Bên cạnh đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh cũng tạo môi trường, cơ chế thông thoáng để thu hút được nhiều tập đoàn đầu tư vào những lĩnh vực tỉnh đang ưu tiên mời gọi…

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2021, đơn vị đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 7 dự án (1 dự án FDI) với vốn đăng ký đầu tư 320,5 tỷ đồng và 3,6 triệu USD trên diện tích đất 6,38 ha, số lao động đăng ký 342 người. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 85 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (22 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.910 tỷ đồng và 107,74 triệu USD trên diện tích đất đăng ký 180,99 ha và lao động đăng ký là 14.298 người. Trong đó, tại KCN Lộc Sơn có 51 dự án đầu tư (10 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.776 tỷ đồng và 49,9 triệu USD, lao động đăng ký 9.759 người; KCN Phú Hội có 35 dự án (12 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.160 tỷ đồng và 56,23 triệu USD, lao động đăng ký 4.539 người.

Xác định muốn phát triển kinh tế phải thu hút được các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng ưu tiên thu hút các dự án về lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, hệ thống logistics, công nghệ sạch, các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ.