01/10/2024 lúc 02:32 (GMT+7)
Breaking News

Học hỏi công nghệ xử lý rác thải ở nước ngoài

VNHN - Xử lý rác thải là vấn đề của mọi quốc gia, tuy nhiên, với chính sách quản lý và biện pháp xử lý đúng có thể tạo ra hiệu quả khai thác từ chính rác thải.

VNHN - Xử lý rác thải là vấn đề của mọi quốc gia, tuy nhiên, với chính sách quản lý và biện pháp xử lý đúng có thể tạo ra hiệu quả khai thác từ chính rác thải.

Người dân Italy ngày càng quan tâm và nhận thức được tính cấp bách của tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. 

Tại sao phải xử lí rác thải

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đồng tình với các nghiên cứu cho rằng chất lượng không khí Việt Nam cuối tháng 9 xấu đi. Chỉ số PM2.5 trung bình năm ở Hà Nội và TP HCM năm 2016 lần lượt là 48 μg/m3 và 42 μg/m3. Theo chuẩn của WHO, PM2.5 nên ở mức 10 μg/m3. Bản đồ toàn cầu ở dưới cho thấy PM2.5 trung bình năm, kết hợp dữ liệu đo năm 2018 và dữ liệu mẫu năm 2016.

Các khu vực có màu đỏ đậm là các khu vực bị ô nhiễm cao và các điểm vàng là các điểm đo. Việc nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 hoặc bụi có kích cỡ nhỏ hơn làm gia tăng nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, gồm nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính, đột quỵ, đau tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi. Quá nhiều ozone trong không khí có thể gây các bệnh về hô hấp, như hen suyễn, giảm chức năng phổi và dẫn tới các bệnh về phổi. Nhiễm nitrogen dioxide (NO2) làm nặng thêm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em bị bệnh hen. Sulfur dioxide (SO2) có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và chức năng của phổi, gây kích ứng mắt.

Tại thủ đô Hà Nội, ô nhiễm nghiêm trọng do các nhà máy xử lý rác thải vùng ngoại thành gây nên.

Các thành phố có thu nhập thấp trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm không khí. Theo dữ liệu mới nhất, 97% thành phố ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình với hơn 100.000 dân không đáp ứng các tiêu chuẩn về không khí của WHO. Với các nước có thu nhập cao, tỷ lệ giảm xuống 49%.

WHO ước tính trên toàn cầu, trong 2016, 7 triệu ca tử vong có thể do các ảnh hưởng chung của hộ gia đình và ô nhiễm không khí. Khoảng 94% ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đông Nam Á và các khu vực Tây Thái Bình Dương có số lượng nhiều nhất với con số tương ứng là 2,4 và 2,2 triệu ca. Tại Việt Nam, hơn 60.000 ca tử vong do đau tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính năm 2016 có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Phương thức xử lí rác thải

Rác thải chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại từ nguồn và sử dụng công nghệ xử lý phù hợp. Tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi, phù hợp là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này. Hiện nay 2 công nghệ được đánh giá ưu việt nhất và nhiều nước phát triển trên thế giới sử dụng là chôn lấp hợp vệ sinh (tận dụng khí thải mê-tan từ bãi chôn lấp để phát điện) và đốt sinh khối để phát điện (gọi là điện rác). Tuy nhiên, khi áp dụng tại Việt Nam, các nhà máy xử lý rác áp dụng 2 phương pháp đến nay hầu hết hoạt động cầm chừng hoặc hoạt động nhưng không đạt tiêu chuẩn.

Việc đầu tư các nhà máy xử lý hoặc tái chế rác thải đang là yêu cầu lớn thế nhưng lựa chọn vốn đầu tư, công nghệ và việc đưa sản phẩm ra thị trường đang là khâu yếu nhất của chủ trương này.

Ví dụ như nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện tại Cần Thơ, nhà máy nằm trên diện tích 5,3ha, với tổng mức đầu tư 1.050 tỉ đồng (tương đương 47 triệu USD), sử dụng công nghệ đốt rác phát điện. Từ khi bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào tháng 10/2018, mỗi ngày, nhà máy có thể xử lý 400 tấn rác thải sinh hoạt và phát điện khoảng 150.000 Kwh (tương đương 60 triệu Kwh/năm). Vấn đề mà nhà máy đang gặp phải là tìm cách xử lý tro xỉ, tro bay phát sinh trong quá trình hoạt động. Hiện mỗi ngày, lượng tro bay phát sinh khoảng 8 - 10 tấn.

Cùng cảnh ngộ là nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện đầu tiên của Hà Nội (nhà máy Nedo), được xây dựng tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn trên diện tích 16.809m2, với tổng mức đầu tư trên 645 tỷ đồng. Nhà máy này cũng chỉ xử lý được 75 tấn rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại/ngày và tạo ra 1.930kW điện, rất khiêm tốn so với tổng lượng rác phát sinh và những tháng gần đây nhà máy này đã không thể phát điện. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, nguyên nhân các công nghệ này vào Việt Nam không đạt hiệu quả như mong muốn là do rác chưa được phân loại từ nguồn, rác đầu vào không đạt yêu cầu. Để phát được điện, cần nhiệt trị rất lớn từ rác trong khi rác thu gom vẫn còn có độ ẩm cao, các thành phần sinh nhiệt thấp.

Theo TS Nguyễn Xuân Quang, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt điện lạnh, ưu điểm lớn nhất của công nghệ đốt rác phát điện là góp phần xử lý rác thải đô thị và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng so với các loại hình công nghệ sản xuất điện năng khác, đốt rác phát điện không thực sự chiếm ưu thế về hiệu quả năng lượng cũng như hiệu quả kinh tế. TS Nguyễn Xuân Quang cho rằng, với các công nghệ thân thiện môi trường như điện rác, cần có một sự hỗ trợ nhất định từ phía các cơ quan chức năng hoặc các nhà phát triển công nghệ có tầm nhìn xa.

Nhà máy đốt rác phát điện được xây dựng tại phía bắc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

“Khi xây dựng một nhà máy đốt rác phát điện, bên cạnh các yếu tố về kinh tế cần phải được chú ý các tiêu chí sau: không gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực xung quanh; xử lý các nguồn thải triệt để không gây hại lâu dài cho không khí và các tầng nước ngầm của khu vực; đồng bộ hóa từ khâu tập kết rác đến khâu xử lý để đảm bảo quá trình trọn vẹn không gây ô nhiễm trong các khâu phụ” – TS Nguyễn Xuân Quang cho biết.

Đưa công nghệ cao vào quản lý rác thải Ngân hàng Thế giới từng đưa ra cảnh báo, số lượng chất thải rắn mà loài người thải ra, sẽ tăng từ 1,3 tỷ tấn hiện nay lên 2,2 tỷ tấn vào năm 2025, chi phí quản lý chất thải trên toàn cầu tăng từ 205 tỷ USD lên 375 tỷ USD/năm. Nếu không có chiến lược xử lý và tái chế rác thải rắn ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh và các quốc gia thu nhập thấp, việc xảy ra cuộc khủng hoảng rác là khó tránh khỏi. Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về tái chế rác thải, đã áp dụng chính sách tái chế thống nhất trên toàn quốc.

Rác thải hữu cơ tại các gia đình được làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy và sưởi ấm; các loại rác không cháy được, được tách ra để tái chế; các loại rác vô cơ dùng để trải đường, làm mái ngói, gạch lót sàn. Có tới 96% rác được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ chôn lấp khoảng 7kg rác, trong khi con số này ở Anh là 260kg. Nếu vào năm 1975, chỉ có 38% rác thải ở Thụy Điển được tái chế, thì đến nay, đây là quốc gia đầu tiên chạm mốc tái chế, tái sử dụng 99% rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Điều đặc biệt là dù đã tái chế 99% lượng rác thải, các nhà máy tái chế ở đây vẫn không đủ nguyên liệu và phải nhập khẩu rác từ nước ngoài. Hàng năm, hơn 30 lò đốt trên lãnh thổ nước này tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác thải, trong đó 20% (tương đương khoảng 1 triệu tấn), phải nhập khẩu từ Na Uy, Anh hoặc Italy. Thụy Điển hiện đang nhắm tới một nguồn rác giá rẻ khác - rác trên các đại dương.

Các phương thức trong việc xử lí rác thải ở các nước trên thế giới

Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải. Tại Horsholm, chỉ có 4% rác thải được đưa tới bãi rác, 1% (gồm hóa chất, sơn và chất thải điện tử) được chuyển tới bãi chôn đặc biệt; 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt trong nhà máy để thu năng lượng. Các nhà máy này sử dụng các thiết bị sàng lọc mới để loại những chất có thể gây ô nhiễm trước khi đưa rác vào lò đốt. Mức ô nhiễm trong khói của các nhà máy này thấp hơn tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của châu Âu từ 10 đến 20%.

Từ năm 2001, Chính phủ Singapore đã triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh. Tỷ lệ tái chế rác hiện ở mức cao là 60%, Singapore chỉ chôn 2% lượng rác thải rắn và đã xây đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác. Nước này cũng dùng phương pháp đốt, nhờ đó giảm được lượng rác đổ vào các bãi chôn đồng thời có thể tạo ra điện năng. Hiện nay, 4 nhà máy đốt 38% rác thải đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của Singapore.

Ở Nhật Bản - nơi lượng rác thải ước tính khoảng hơn 45 triệu tấn/năm, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện tốt nhờ áp dụng thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. 20,8% tổng lượng rác thải hằng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế. Công nghệ đốt thân thiện với môi trường rất hiệu quả, lượng khí thải độc hại như NO hay SO2 ít hơn rất nhiều, có thể đốt cháy nhanh cả những vật liệu cứng, có giá thành rẻ hơn nhiều loại hình khác. Hai sân bay quốc tế là Chubu Centrair và Kansai đều được xây trên những hòn đảo nhân tạo được bồi lấp từ rác.

Quy trình xử lý rác hữu cơ tái tạo năng lượng 6R của Nhật bản.

Nhờ tái chế rác thải, Đài Loan hiện nay không những có môi trường trong sạch hơn mà còn là một trong những quốc gia thu lợi từ rác thải tái chế lớn nhất trên thế giới. Phối hợp giữa quản lý chất thải và tái chế vật liệu, ngành công nghiệp tái chế mang về cho vùng lãnh thổ này hàng tỷ USD mỗi năm. Đi cùng với việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội và sự phát triển của công nghiệp là cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Rác thải có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ lên môi trường cũng như tài chính đối với chính phủ các nước, xuất phát từ đó, các quốc gia đang tìm những biện pháp quản lý và xử lý chúng phù hợp với điều kiện riêng của mình.

Những điểm đã làm được trong việc xử lý rác thải 

Hiện nay, một số tỉnh thành phố bắt đầu đưa công nghệ vào trong việc tuyên truyền, khuyến khích xử lý rác thải. Đặc biệt, phát hiện ra những điểm đổ rác, gây ô nhiễm môi trường nhằm xử lý ngay. Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã chính thức cho ra mắt phần mềm ứng dụng hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn và nhận được nhiều tín hiệu tích cực.

Theo đó, hộ dân tham gia dự án, khi tải phần mềm về trên thiết bị điện thoại di động thông minh sẽ được cung cấp thẻ tích điểm điện tử và thùng đựng rác tái chế. Ứng dụng sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin về hướng dẫn phân loại các nhóm chất thải thành 3 loại: rác hữu cơ, rác tái chế và rác còn lại, quy trình thu gom,cách nhận biết từng nhóm chất thải, ý nghĩa của việc phân loại rác, quy định xử phạt hành vi không phân loại.

Dùng lửa để đốt rác hữu cơ trong lò.

Khi thùng rác đã đầy, các hộ gia đình sẽ mở thẻ, nhấn nút gọi thông báo tới bên thu gom. Dựa trên lượng rác thải tái chế do bên thu gom sẽ xác định, cư dân sẽ được tích điểm thưởng vào thẻ hộ gia đình. Số điểm này được đổi thành quà qua ePoint - sử dụng khi mua sắm, ăn uống, giải trí. Đối với hành vi xả rác bừa bãi, nhiều địa phương cũng sử dụng công nghệ để xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm.

Ví dụ như tại TP Huế, bắt đầu từ tháng 5/2019 sẽ triển khai thí điểm về phạt nguội người có hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường (xả rác thải bừa bãi nơi công cộng) qua hình ảnh trích xuất từ hệ thống camera của Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh; tiến đến sẽ xử lý đối với hành vi vi phạm về trật tự đô thị, trật tự xây dựng.

Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP cũng sẽ nghiên cứu các phần mềm ứng dụng về giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và phổ biến đến người dân để cùng kiểm tra, giám sát các công đoạn này, tạo sự chuyển biến thực sự của người dân đối với vấn đề rác thải cũng như nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. 

Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam

Chính quyền ở tầm quốc gia và địa phương cần xem xét những hành động sau đây để đảm bảo không khí sạch và cải thiện sức khoẻ cho người dân.

Thứ nhất, cần củng cố hệ thống theo dõi chất lượng không khí và chia sẻ dữ liệu với công chúng theo thời gian thực. Trong khi thông tin về chất lượng không khí ở Hà Nội và TP HCM có sẵn trên website, không phải tất cả mọi người biết về kênh này và có người thậm chí không được tiếp cận. Hiện số lượng các trạm đo chất lượng không khí chính thức bị hạn chế. Nên lắp đặt nhiều trạm đo hơn và đưa chúng đi vào hoạt động. Không nhất thiết phải sử dụng các thiết bị đắt đỏ. Mặt khác, nhiều người hiện dùng các ứng dụng cho điện thoại thông minh để theo dõi chất lượng không khí. Chính phủ có thể cân nhắc có một dữ liệu chất lượng không khí chính thức dùng cho điện thoại thông minh.

Thứ hai, để bảo vệ sức khoẻ người dân, chính phủ cần bảo đảm các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm trong thời gian mà mức ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn của WHO. Các biện pháp khẩn cấp đó nhắm đến ngành công nghiệp, các dự án sản xuất điện, giao thông, các cơ sở xử lý rác thải và đốt cháy trong nông nghiệp. Các thành phố có thể tăng việc quét đường dùng công nghệ phun nước để giảm bụi của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO).

Sơ đồ xử lý rác tại TP.HCM.

Thứ ba, cần nhận dạng các nguồn ô nhiễm không khí một cách thấu đáo, có một kế hoạch dài hạn bảo đảm không khí sạch và đảm bảo cách thực hiện. Hầu hết ô nhiễm ngoài trời đều vượt ngoài tầm kiểm soát của cá nhân, cần có sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách địa phương, quốc gia và quốc tế. Điều đó có nghĩa là trong thời điểm ô nhiễm không khí, nhà chức trách thuộc các lĩnh vực vận tải, năng lượng, quản lý rác thải, quy hoạch đô thị và nông nghiệp nên hợp tác với nhau để giúp không khí sạch trở lại. Chất lượng không khí cũng nằm trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Các biện pháp giúp giảm ô nhiễm không khí

Với ngành công nghiệp, các công nghệ sạch đã giúp giảm phát thải công nghiệp, cải thiện việc quản lý rác thải đô thị và nông nghiệp. Năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, gió, sinh học) nên được dùng cho các phương tiện giao thông, trong các hoạt động của gia đình như nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng. Nên ưu tiên các hình thức giao thông vận tải có tốc độ nhanh, chuyển sang các phương tiện ít phát thải. Khuyến khích các mạng lưới dành cho xe đạp và người đi bộ. Về quy hoạch đô thị, làm cho thành phố trở nên xanh hơn và gọn ghẽ hơn để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng (không gây thất thoát, lãng phí).

Cần có các chiến lược giảm rác thải, phân loại rác, tái chế, tái sử dụng. Nên có các biện pháp quản lý rác sinh học để sản xuất khí sinh học, dùng các phương án đốt rác rắn có chi phí thấp hoặc hạn chế phát thải. Cùng với ý thức của người dân, các quy định này đã góp phần giúp cho việc thu gom và phân loại rác thải nhựa tại nguồn ở Nhật Bản được thực hiện rất tốt và khoa học.

Bên trong nhà máy xử lý chất thải rắn - phát điện có vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng vừa đưa vào vận hành ở TP Cần Thơ.

Chẳng hạn, theo quy định hiện hành, đối với rác thải sinh hoạt, trước khi vứt rác, người dân phải phân loại rác thành 5 loại: rác đốt được (như thực phẩm thừa, quần áo, giày dép, các sản phẩm làm từ nhựa không thể tái chế như đĩa CD); rác không đốt được (như các đồ làm bằng thủy tinh, đồ điện gia dụng có kích thước nhỏ như bàn là, máy sấy), rác có thể tái chế (như bình nhựa PET, vỏ hộp); rác có kích thước lớn (như bàn ghế, giường tủ, chăn đệm) và rác điện gia dụng (như tivi, tủ lạnh, máy giặt). Ba loại rác đầu tiên không mất phí khi "xả" thải. Riêng rác có kích thước lớn và đồ điện gia dụng phải mất phí.

Mỗi loại rác có thời gian và cách thức thu gom riêng. Sau khi phân loại, rác sẽ được tập kết tại một điểm quy định trong khu dân cư và sau đó được chuyển tới các trung tâm liên quan để xử lý. Mặc dù việc phân loại rác thải nhựa nói riêng và rác nói chung được thực hiện rất khoa học, nhưng vấn đề đối với Nhật Bản hiện nay là làm thế nào để xử lý 9 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó có 7 triệu tấn rác thải nhựa công nghiệp và 2 triệu tấn rác thải nhựa sinh hoạt từ các hộ gia đình. Cùng với việc xử lý bằng cách tái chế, đốt, chôn lấp, trong thời gian qua, Nhật Bản đã xuất khẩu sang các nước khác để tái chế.

Ở Singapore, các quy định về vứt bỏ rác thải vô cùng nghiêm ngặt và những người vi phạm bị phạt rất nghiêm khắc.

Hiện nay, mỗi năm, Nhật Bản xuất khẩu từ 1,4 đến 1,5 triệu tấn rác thải nhựa sang các nước khác để tái chế, trong đó năm 2016 là 1,5 triệu tấn và năm 2017 là khoảng 1,43 triệu tấn. Trước năm 2017, điểm đến của phần lớn số rác thải nhựa này là Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng 12/2017, nước láng giềng đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa phi công nghiệp và hạn chế nhập khẩu rác thải nhựa công nghiệp do lo ngại về các vấn đề sức khỏe và môi trường do rác thải nhựa gây ra.

Kết quả là theo Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu (IGES), năm ngoái, xuất khẩu rác thải nhựa của Nhật Bản giảm 30% so với năm 2017 xuống còn 1,01 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, từ 1,02 triệu tấn năm 2017 xuống còn 100.000 tấn. Khi Trung Quốc "đóng cửa" với rác thải nhựa, Nhật Bản đã chuyển hướng xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước khác như Malaysia, Thái Lan.

Nhưng cũng giống như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đã "để mắt" tới vấn đề này và bắt đầu siết chặt quản lý nhập khẩu rác thải nhựa. Bên cạnh đó, với việc các thành viên tham gia Công ước Basel đã nhất trí bổ sung rác thải nhựa vào danh mục các phế thải nguy hiểm và lệnh cấm xuất nhập khẩu mặt hàng này sẽ có hiệu lực từ năm 2021, việc xuất khẩu rác thải nhựa của Nhật Bản, một nước tham gia tích cực vào Công ước Basel chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, trong tương lai, cùng với các nỗ lực giảm rác thải nhựa, Nhật Bản sẽ phải xử lý loại rác này ở trong nước.