16/01/2025 lúc 18:02 (GMT+7)
Breaking News

Hoãn COP26 do đại dịch Covid-19

VNHN - Thông tin từ Chính phủ Anh đã thông báo, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), dự kiến diễn ra từ ngày 9-19/11 tại thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) sẽ bị hoãn do đại dịch viêm đương hô hấp cấp COVID-19.

VNHN - Thông tin từ Chính phủ Anh đã thông báo, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), dự kiến diễn ra từ ngày 9-19/11 tại thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) sẽ bị hoãn do đại dịch viêm đương hô hấp cấp COVID-19.


Hoãn Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) năm 2020, do đại dịch Covid-19. (Ảnh: DevelopmentAid)

Theo đó, ngày 2/4/2020, Liên Hợp Quốc và Chính phủ Anh đã chính thức quyết định hoãn tổ chức hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc đến năm 2021 do dịch Covid-19.

Quyết định này được đưa ra tại một cuộc họp trực tuyến diễn ra vào ngày 1/4/2020 với sự tham dự của bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), và các đại diện khu vực của Liên Hợp Quốc. 

COP26 trước đó dự kiến diễn ra từ 9-18/11/2020 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh). Có khả năng hội nghị sẽ được tổ chức vào giữa năm 2021 mặc dù vẫn chưa xác định chính xác ngày tổ chức. Các hội nghị khác của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu vốn dự kiến diễn ra vào tháng 6/2020 sẽ được dời đến tháng 10/2020 tại Bonn (Đức).


Chính phủ Anh thông tin về hoãn Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26) năm 2020. (Ảnh: Sky News)

Vương quốc Anh - nước cũng là chủ nhà của hội nghị G7 năm 2021, đã chịu nhiều sức ép để đưa ra quyết định về COP26 trong những tuần gần đây trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng lan rộng. Trong tuần này Chính phủ Scotland đã tuyên bố chuyển SEC Arena, nơi dự kiến tổ chức COP26, thành một bệnh viện dã chiến để ứng phó với dịch bệnh.

Thông tin về việc hoãn tổ chức COP26 diễn ra khi tình trạng phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng đến mức nguy hiểm và tác động từ các sự kiện thời tiết cực đoan có liên quan đến biến đổi khí hậu gia tăng trên toàn thế giới. Tuần trước các nhà khoa học Australia đã thông báo về việc rặng san hô Green Barrier Reef bị tẩy trắng hàng loạt lần thứ ba trong 5 năm, trong khi đó một nghiên cứu khác dự báo rừng mưa Amazon có thể bị huỷ hoại vào giữa thế kỷ này.

 Ngày 1/4, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) - ông Alok Sharma cho biết, các cuộc đàm phán bị hoãn lại vì các quốc gia cần tập trung ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 vốn đã khiến 930.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh. 


Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu COP26 sẽ được hoãn, chuyển sang năm 2021 do đại dịch COVID-19.

Trên trang Twitter, ông Alok Sharma cho rằng thế giới đang phải đối mặt với “một thách thức toàn cầu chưa từng có” và các quốc gia đang tập trung mọi nguồn lực cho cuộc chiến chống lại đại dịch này. Vì thế, COP26 đã bị hoãn lại.

Trong tuyên bố tương tự, Thư ký điều hành của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), bà Patricia Espinosa, cũng cảnh báo COVID-19 là “mối đe dọa khẩn cấp nhất đối với nhân loại hiện nay." Tuy nhiên bà khuyến cáo thế giới không nên quên rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại trong tương lai.

Theo Hiệp định Paris 2015, các chính phủ đã đưa ra một cam kết chính trị nhằm thực hiện các kế hoạch về khí hậu mới vào năm nay. Yêu cầu này vẫn chưa thay đổi, tuy nhiên sự tập trung hiện đang được hướng vào các gói kích thích kinh tế nhiều nghìn tỷ USD mà các chính phủ trên thế giới đang chuẩn bị nhằm vực dậy nền kinh tế sau khi đại dịch lắng xuống.