VNHN – Tình trạng Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng xuất hiện ngày một nhiều, dù chưa đủ điều kiện pháp lý, để đưa vào kinh doanh theo quy định. Nhưng chủ đầu tư đã tiến hành các giao dịch mua, bán lô nền.
Gần đây, PV có nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân, về việc chủ đầu tư các dự án dù chưa đủ hồ sơ, giấy phép đã tiến hành giao dịch mua, bán đất nền tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, khi chưa đủ pháp lý và đang bị đình chỉ hoạt động.
Khu du lịch nghỉ dưỡng được quy hoạch với tổng diện tích 12,1ha. Trong đó, đất xây dựng các công trình điều hành kết hợp dịch vụ là 0,7ha, đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ là gần 1,7ha, đất xây dựng các công trình lưu trú là hơn 3,8ha, đất hạ tầng kỹ thuật 0,13ha, đất cây xanh hơn 3,4ha và đất giao thông là gần 2,2ha.
Với mục tiêu kinh doanh lưu trú ngắn ngày, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng, dịch vụ đồ uống, nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Tính tới nay, dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của tỉnh và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên là thông tin giao dịch mua bán trên các website và sàn đưa ra những lời hoa mỹ như: "vị trí vàng, nằm trong vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, Lưng Tựa Núi, View Mây Trời. Các tiện ích nội khu chuẩn 5 sao…
Không chỉ vậy, trên một số website và sàn giao dịch cũng khẳng định “chắc nịch” như: cam kết thuê lại 15 năm, khách hàng chỉ trả trước 5 năm tiền thuê, dòng tiền 35% doanh thu, tối thiểu 250tr/ năm. tặng 30 đêm nghỉ dưỡng những, chiết khấu 10% khi thanh toán ngay 95%, cam kết mua lại sau 1 năm trải nghiệm + 10% lãi suất, hỗ trợ vay ngân hàng không thế chấp đã khiến cho nhiều khách hàng "xuống tiền" cho dự án.
Hiện nay, tình trạng chủ đầu đầu tư các dự án BĐS thường vẽ ra các chiêu bài “hợp đồng thỏa thuận đặt chỗ”, “hợp đồng đặt cọc”, “hợp đồng góp vốn”… trong khi dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, hoặc hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ. Mục đích của việc này, nhằm huy động vốn trái phép để qua mặt các cơ quan chức năng.
Thiết nghĩ, người dân nên liên hệ các cơ quan chức năng để tìm hiểu kỹ thông tin quy hoạch, tính pháp lý của dự án để hạn chế thấp nhất các rủi ro, tránh bị lừa gạt, phát sinh tranh chấp khi tiến hành giao dịch.
Hiện nay, tình trạng chủ đầu đầu tư các dự án BĐS thường "vẽ" ra các chiêu bài “hợp đồng thỏa thuận đặt chỗ”, “hợp đồng đặt cọc”, “hợp đồng góp vốn”… trong khi dự án vẫn chỉ là bãi đất trống, hoặc hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ. Mục đích của việc này, nhằm huy động vốn trái phép để qua mặt các cơ quan chức năng. Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cũng là một trong những trường hợp kiểu như vậy. Thiết nghĩ, người dân nên liên hệ các cơ quan chức năng để tìm hiểu kỹ thông tin quy hoạch, tính pháp lý của dự án để hạn chế thấp nhất các rủi ro, tránh bị lừa gạt, phát sinh tranh chấp khi tiến hành giao dịch.