Hành trang bước vào sản xuất vụ Xuân mới 2025
Để chuẩn bị kế hoạch sản xuất vụ Xuân 2025, các huyện như: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ đã chủ động chỉ đạo các xã ngay từ đầu bước vào vụ sản xuất đồng loạt ra quân dồn điền đổi thửa, tập trung ruộng đất, tập trung các phương tiện máy móc, máy cày, máy xúc san đất, với mục tiêu hoàn thành kế hoạch chuyển đổi ruộng đất năm 2025. Theo kế hoạch năm 2025 huyện Cẩm Xuyên chuyển đối 2.200 ha, trong những ngày qua nhiều cánh đồng trên toàn huyện đã đồng loạt ra quân, tại xã Cẩm Lạc chính quyền huy động toàn bộ máy móc làm liên tục phá các Doanh nghiệp cùng hợp tác hổ trợ nông dân tích tụ ruộng đất chuyển dịch cơ cấu cây trồng bờ thửa nhỏ, nạo vét các hệ thống kênh mương, chỉnh trang đường nội đồng.
Huy động cơ giới hóa nông nghiệp quy hoạch các cánh đồng mẫu lớn
Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Hữu Minh, thôn trưởng thôn Lạc Thọ, vụ Xuân năm nay toàn thôn quyết tâm thực hiện 50 ha đất sản xuất trên đất lúa. Để làm được việc này trong thời gian qua chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền, vận động tất cả các hộ dân có diện tích trong vùng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, toàn dân hưởng ứng tích cực tham gia các chủ trương của cấp trên. Từ những hiệu quả các vùng chuyển đổi năm trước của các vùng xung quanh nên các hộ nắm bắt đồng tình cao với những chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước, công tác thực hiện diễn ra tích cực hơn và sự đồng thuận của người dân.
Những cánh đồng lớn cho năng suất lúa giá trị kinh tế cao
Ông Nguyễn Kỳ Việt, thôn trưởng thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình chia sẻ: đến nay toàn thôn đã chuyển đổi được 30 ha, thực hiện tích tụ ruộng đất, nông dân đã mạnh dạn đầu tư máy móc phương tiện, đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất thuận lợi hơn, nhất là đáp ứng đảm bảo lịch thời vụ. Trong canh tác người dân chủ động hơn, lựa chọn được bộ giống lúa thị trường cần với số lượng lớn không phải lo đầu ra của sản phẩm như trước đây. Thu hoạch đến đâu được công ty thu mua lúa tươi ngay đến đó. Song để thực hiện tích tụ đạt hiệu quả cao hơn, các hộ chuyển đổi rất cần được sự hỗ trợ các chính sách của nhà nước kịp thời để khuyến khích người dân cùng tham gia và tiếp tục vận động, tuyên truyền số diện tích còn lại.
Phá bỏ bờ thửa nhỏ để tạo thành những cánh đồng lớn
Cùng với xây dựng các mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất trên toàn tỉnh, thì mô hình phá bờ thửa nhỏ để tạo thành ô thửa lớn (nhiều hộ đồng tình cao việc sử dụng trên một thửa đất lớn như: tại xã Cẩm Bình, Cẩm Lạc, Nam Phúc Thăng huyện Cẩm Xuyên) bước đầu đã làm thay đổi tư duy sản xuất cá thể, manh mún và nhỏ lẻ để đồng bộ các khâu trong quá trình sản xuất, thâm canh thuận lợi hơn.
Ông Võ Hữu Dữ, Phó chủ tịch UBND xã cho biết thêm, vụ Xuân năm 2025 toàn xã phấn đấu chuyển đổi đạt 145 ha, chủ yếu tại các thôn: Đình Hồ, Hà Văn, Lạc Thọ. Thực hiện chuyển đổi dồn điền đổi thửa là một bước ngoặc lớn để thay đổi trong tư duy sản xuất: Đưa cơ giới hóa vào sản xuất thuận lợi hơn, tạo sản phẩm hàng hóa trên quy mô lớn, giảm được các chi phí ở tất cả các khâu sản xuất: Từ làm đất, gieo cấy, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, đến thu hoạch,… Nhằm tăng năng suất và hiệu quả cao hơn so với những ruộng làm manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó xã cũng đã tiếp cận các chính sách để hỗ trợ cho bà con kịp thời trong việc chuyển đổi ruộng đất được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Việc chuyển đổi ruộng đất đây là một nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp ủy chính quyền địa phương mà sự quyết tâm đồng lòng của các hộ dân, xác định là một cuộc cách mạng trong chuyển đổi ruộng đất để xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trên cơ sở, tinh thần đó nhiều huyện đã có nhiều cách làm và giải pháp hay, đồng bộ trong thời gian vừa qua. Với những kết quả của năm 2024 được thể hiện rõ trên tất cả các cánh đồng về năng suất và sản lượng, giá trị sử dụng đất đã được nâng lên. Đó chính là những thành quả của việc tập trung tích tụ ruộng đất trong toàn tỉnh một cách quyết liệt.
Thành quả của dồn điền đổi thửa tập trung, tích tụ ruộng đất đã được khẳng định về năng suất và hiệu quả kinh tế, thay đổi phương thức, cách làm tư duy trong sản xuất. Đồng thời khắc phục tình trạng diện tích manh mún, nhỏ lẻ, có giá trị kinh tế thấp; đưa cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, thâm canh, hình thành những vùng sản xuất trên quy mô lớn, theo hướng hàng hóa, đem lại giá trị cao và phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Lý
Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh