28/11/2024 lúc 08:22 (GMT+7)
Breaking News

Gọi vốn hàng nghìn USD thành công nhờ ý tưởng sản xuất quần áo bơi từ nhựa tái chế

VNHNO – Ý tưởng sản xuất đồ bơi từ nguyên liệu nhựa tái chế của cặp chị em Jake và Caroline đã thu được số vốn đầu tư lên tới hàng nghìn USD nhờ sáng chế độc đáo, thân thiện với môi trường.

VNHNO – Ý tưởng sản xuất đồ bơi từ nguyên liệu nhựa tái chế của cặp chị em Jake và Caroline đã thu được số vốn đầu tư lên tới hàng nghìn USD nhờ sáng chế độc đáo, thân thiện với môi trường.

Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt như chai nhựa thải ra ngoài môi trường ngày càng tăng, giải pháp đặt ra là làm sao tái chế để sử dụng được các sản phẩm này, giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Xuất phát từ quan điểm đó hai chị em Jake (21 tuổi) và Caroline (18 tuổi) từ đại học Colgate đem đến ý tưởng tái chế chai nhựa thành quần áo.

Chân dung 2 nhà sáng tạo trẻ kinh doanh quần áo bơi từ nhựa tái chế. Ảnh: Internet.

Đây hoàn toàn không phải là lời nói đùa. Bởi một số loại chai sau khi sử dụng được tái chế, sản sinh ra các sợi giống như polyester, có thể dùng để kéo sợi dệt may ra quần áo. Giải pháp bảo vệ môi trường có tính khả thi cao này đã đem đến số vốn đầu tư lên tới 20.000 USD để chạy startup mang tên Fair Harbor Clothing. Sau đó, hai nhà sáng lập tiếp tục kêu gọi được số vốn gần 25.000 USD từ quỹ đầu tư Kickstarter.

Thời điểm triển khai dự án họ còn chưa nắm rõ về việc sử dụng công nghệ nào để chuyển đổi những chai nhựa cũ, đã qua sử dụng thành quần áo. Lý do thúc đẩy hai người trẻ đó là hiểu rõ, rác thải từ nhựa đang trở thành một vấn đề nhức nhối, ẩn chứa nhiều mặt hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Vì chưa có kiến thức chuyên môn nên ban đầu hai nhà sáng tạo gặp không ít khó khăn, phải tự tìm hiểu thật kỹ quy trình sản xuất.

Sau 3 năm, hoạt động kinh doanh của dự án Fair Harbor phát triển nhanh chóng, 2 nhà sáng lập hợp tác cùng hãng thời trang Brooklyn Fashion và Design Accelerator mở rộng ngành hàng, từ quần đùi cho nam sang đồ bơi dành cho phụ nữ. Để làm ra một chiếc quần đùi sẽ mất 11 chiếc chai nhựa,

Tất cả chai nhựa dùng để tái chế, sau đó tại nhà máy các công nhân sẽ tiến hành phân loại và cắt thành những mảnh nhỏ xíu. Sau đó, vo chúng lại thành từng viên nhỏ, nấu chảy và xe thành sợi, để cuối cùng trở thành chất liệu được sử dụng cho ngành may mặc. Khi đã có sản phẩm hoàn thiện, 2 CEO bắt đầu chiến dịch quảng bá sản phẩm bằng các sự kiện với 200 sự kiện được tổ chức tại khu vực dọc bờ biển Đông Hoa Kỳ.

Ý tưởng sản xuất đồ bơi từ nhựa tái chế gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường biển, Jake một trong những nhà sáng lập dự án chia sẻ: Với cương vị là sinh viên ngành Địa lý học, tôi hiểu rõ tác động của rác thải đến môi trường biển. Vì thế, tôi và Caroline quyết định phải làm gì đó để bảo vệ vùng biển quê hương.

Sản phẩm quần bơi được dệt từ nhựa tái chế. Ảnh: Internet.

Không chỉ có sản phẩm quần áo được tái chế từ nhựa, dự án Fair Habor còn triển khai làm quần short từ phế thải quả dừa. Lớp cùi dừa được xử lý để tạo sợi Polyester. Những thành phần để sản xuất quần áo của Fair Habor kháng khuẩn tự nhiên, được làm từ 80% chai nhựa tái chế, cotton, lượng nhỏ vải sợi spandex. Mùa hè năm 2018 là mốc thời gian đánh dấu thành công của thương hiệu Fair Habor khi cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên./.