28/04/2024 lúc 18:54 (GMT+7)
Breaking News

Điều chỉnh giá điện, nhìn từ nhiều phía

VNHN-Đây là chủ đề cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 21-3, tại Hà Nội. Cuộc tọa đàm nhằm chủ động cung cấp thông tin của việc tăng giá điện, đồng thời ghi nhận ý kiến của chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về các vấn đề xoay quanh việc tăng giá điện lần này.

VNHN-Đây là chủ đề cuộc tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 21-3, tại Hà Nội. Cuộc tọa đàm nhằm chủ động cung cấp thông tin của việc tăng giá điện, đồng thời ghi nhận ý kiến của chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về các vấn đề xoay quanh việc tăng giá điện lần này.

Mở đầu cuộc tọa đàm, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương Nguyễn Anh Tuấn cho biết, căn cứ Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện, trên cơ sở chấp thuận của cấp có thẩm quyền, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện từ ngày 20-3. Theo đó, giá điện sẽ tăng 8,36%, từ mức 1.720,65 đồng/kWh như hiện nay lên mức 1.864,04 đồng/kWh. Việc điều chỉnh giá điện đã được tính toán để việc tăng giá điện phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

Thông tin tại tọa đàm, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri nhấn mạnh, hiện EVN cũng chỉ cung cấp khoảng 50% điện toàn hệ thống còn lại phải mua của các nhà sản xuất độc lập. Do đó với các yếu tố khách quan khi chi phí đầu vào tăng, áp lực tăng giá điện là rất lớn. “Khi lập phương án tăng giá điện 2019, EVN đã xem xét tối đa điều độ hệ thống điện, nhằm đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế. Tăng giá điện là điều EVN không mong muốn nhưng đây là việc bắt buộc phải làm để bảo đảm cho các nhà sản xuất điện có đủ điều kiện hoạt động”, ông Đinh Quang Tri nêu quan điểm.

Các đại biểu trao đổi tại cuộc tọa đàm.

Với góc nhìn của chuyên gia kinh tế, ông Cấn Văn Lực cho rằng điện là khâu đầu vào của cả nền kinh tế và tác động trực tiếp đến sản xuất, chi phí sinh hoạt của người dân nên phương án tăng giá điện đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Theo ông Lực, việc tăng giá điện thời điểm này là cần thiết. Bởi lý do chính của việc tăng giá điện là để tiến dần đến kinh tế thị trường trong ngành điện, minh bạch hóa ngành điện. Trước đây giá đầu vào còn có yếu tố bảo trợ của Nhà nước nhưng nay giá đầu vào là không bảo trợ. Trong chi phí đầu vào, 76% tác động chi phí sản xuất điện nên tác động lớn. Chính phủ cũng đang yêu cầu tiến dần theo hướng thị trường.

Song ông Cấn Văn Lực cũng cho rằng, người dân và DN không đơn thuần là mong giá điện thấp mà mong giá điện được tính toán một cách hợp lý. Do đó, cần tiến tới bỏ cơ chế bù chéo, giá điện sinh hoạt đang bù cho giá điện trong sản xuất công nghiệp là điều chưa hợp lý. Trong khi ngành sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 50% cơ cấu tiêu thụ điện. Đồng thời, ông Lực khuyến cáo, việc tăng giá điện lần này cũng tạo ra áp lực cho các DN đẩy mạnh việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đứng ở góc độ DN, ông Bạch Thăng Long, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty may 10 cho rằng, rõ ràng cả người dân và DN, không ai mong muốn tăng giá điện vì nó sẽ tạo áp lực cho sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá điện lần này không tạo bất ngờ cho DN bởi trong thời gian qua, áp lực về chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng, khả năng cung ứng điện gặp nhiều khó khăn đã được nêu rõ. Các DN khi xây dựng kế hoạch hoạt động cũng đã tính đến việc giá điện tăng. “Các DN muốn phát triển bền vững phải quan tâm đến khái niệm sản xuất sạch và cần chủ động ngay từ khâu sản xuất. Do đó, DN phải đổi mới về mặt công nghệ, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường”, ông Bạch Thăng Long nhấn mạnh.