VNHN – Trong 10 năm thực hiện Quyết định số 567/QĐ - TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Quyết định số 567/QĐ – TTg, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành Quyết định số 350/QĐ - UBND ngày 06/3/2013 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa đã ban hành văn bản triển khai thực hiện nghiêm túc.
Đồng thời, ngày 02/8/2018 Hội đồng Nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06 / 2016 / NQ - HĐND quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Đắk Nông. Trong đó nêu rõ nhà máy sản xuất gạch, ngói không nung và nhà máy sản xuất cát nhân tạo là dự án thuộc danh mục được khuyến khích, hỗ trợ đầu tư.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và sử dụng vật liệu xây không nung.
Theo lộ trình, các cơ sở, nhà máy sản xuất gạch đất sét nung thực hiện nghiêm túc từng bước xóa bỏ các lò gạch thủ công, cho đến đến hết năm 2017 xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sử dụng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, phấn đấu đến năm 2020 xóa bỏ lò đứng theo lộ trình đã được phê duyệt. Qua đó, cho thấy hàng năm số lượng cơ sở sản xuất gạch xây dựng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh liên tục giảm và số cơ sở sản xuất gạch còn lại đang chuyển sang lò gạch đứng và gạch tuynel. Hầu hết các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công đã cam kết và thực hiện nghiêm túc lộ trình xóa bỏ các lò gạch nung theo Quyết định số 350 / QĐ - UBND ngày 06/3/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch đất sét nung thủ công.
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cơ bản đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc sử dụng gạch không nung theo Chỉ thị số 10 / CT - TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung. Thông tư số 09 / 2012 / TT - BXD ngày 28/11/2012 và Thông tư số 13 / 2017 / TT - BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.
Khó khăn vẫn còn đó!
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh, mới chỉ hoạt động 40-50% công suất thiết kế. Tuy nhiên, hiện nhiều công ty đã phải dừng sản xuất dây chuyền này do tiêu thụ quá chậm, thị trường còn khá eo hẹp chưa thể cạnh tranh với gạch tuynel. Hiện tại, sản phẩm gạch không nung mới chỉ được sử dụng trong một vài công trình nhỏ lẻ trên địa bàn. Ngoài ra, thị trường gạch không nung còn chưa chiếm được lòng tin của khách hàng bị “lũng đoạn” bởi dòng sản phẩm kém chất lượng của các cơ sở sản xuất thủ công với công nghệ lạc hậu, sản phẩm không được kiểm định chứng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn quốc gia. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp muốn tham gia sản xuất gạch không nung nhưng không thể tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi vì có những cơ chế chính sách ưu đãi đã ban hành nhưng mới chỉ dừng ở “vĩ mô” chưa hướng dẫn cụ thể.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 28 cơ sở sản xuất gạch nung sử dụng lò tuynel, lò đứng với dây chuyền đạt công suất thiết kế 183 triệu viên/năm, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Sản lượng gạch nung tuynel, gạch nung truyền thống đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong tỉnh khiến cho gạch không nung gần như “lép vế”. Đa phần các lò gạch tuynel ... đều mới được đầu tư từ năm 2010, 2011 theo hướng đồng bộ, tổng vốn đầu tư lớn, lại chưa đủ thời gian thu hồi vốn nên các doanh nghiệp rất khó chuyển đổi sang loại hình sản xuất khác. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất gạch chủ yếu là đất sét đã được các doanh nghiệp tích trữ còn tồn đọng số lượng lớn nên các doanh nghiệp chưa mặn mà chuyển đổi đầu tư sang sản xuất gạch không nung.
Một doanh nghiệp cho biết, do đã có thương hiệu hệ thống nhà xưởng, quan hệ khách hàng, kinh nghiệm quản lý bán hàng, toàn bộ nguồn nhân lực đã đào tạo cơ bản, quen việc từ sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống trước đây nên công ty khá thuận lợi khi chuyển đổi từ sản xuất gạch nung sang gạch không nung. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền sản xuất mới với chi phí khá lớn, từ 10-12 tỷ đồng và phải mất tối thiểu 3 năm để thâm nhập thị trường, thay đổi thói quen sử dụng gạch nung truyền thống của người dân. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu để chuyển đổi sang sản xuất gạch không nung cũng khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc do phải gánh thêm chi phí vận chuyển dẫn đến giá thành phẩm cao. Nguồn nguyên liệu phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh chỉ có dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung sử dụng nguyên liệu đầu vào là vữa cát, đá mạt và xi măng). Nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác phát triển vật liệu xây không nung còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp thuộc loại doanh nghiệp nhỏ. Việc tiếp cận lợi ích sử dụng gạch không nung có hạn chế, do ảnh hưởng tâm lý thiên về vật liệu xây dựng nung truyền thống. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ gạch không nung khá ảm đạm cũng khiến nhiều doanh nghiệp còn chần chừ ngại đầu tư dây chuyền sản xuất mới này.
Đối với hoạt động đầu tư sản xuất dây chuyền, thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn, hiện tại địa phương không có hoạt động đầu tư sản xuất dây chuyền, thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung. Các thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây không nung được mua tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương,..Toàn tỉnh chỉ còn 05 nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã ngưng hoạt động. Tuy các chủ lò đã cam kết xóa bỏ lò gạch nung nhưng việc chuyển đổi ngành nghề và hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề còn nhiều hạn chế dẫn đến các địa phương phải thực hiện bằng biện pháp hành chính. Công trình được đầu tư xây dựng nằm ở địa bàn các xã khó khăn và do nguồn cung cấp - liệu xây không nung còn hạn chế nên chưa thực hiện nghiêm việc sử dụng vật liệu xây không nung. Một số công trình sử dụng vật liệu xây không nung chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình như nứt tường, ..Các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung tương đối phổ biến nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn đến giá thành đầu tư cao.
Để gạch không nung trở thành vật liệu xây dựng chính trong các công trình trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cần sớm ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung phù hợp với đặc thù địa phương. Kiến nghị các bộ, ngành Trung ương nhanh chóng bổ sung quy định các tiêu chuẩn của sản phẩm gạch không nung, hướng dẫn kỹ thuật thi công với gạch bê tông, định mức sử dụng gạch không nung, siết chặt các chế tài đối với các đơn vị vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng gạch không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu không nung, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, kiểm tra chất lượng công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, quyết toán hoàn thành công trình phải tuân thủ quy định về sử dụng gạch xây không nung, cần có các giải pháp, đánh giá thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung. Kết quả sử dụng nguồn vốn đã thực hiện, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển vật liệu xây không nung, thực hiện việc ưu đãi về thuế, tiền thuê đất đối với các nhà sản xuất và từng loại vật liệu xây không nung. trong thời gian tới. Ngoài ra, cần ban hành đồng bộ, chi tiết các chính sách ưu đãi sử dụng phế thải công nghiệp sản xuất vật liệu xây không nung và bắt buộc sử dụng vật liệu mới vào các công trình xây dựng theo các tiêu chí cụ thể./.