25/12/2024 lúc 13:39 (GMT+7)
Breaking News

Địa thế “ngàn năm có một” của Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại cửa ngõ Thủ đô

Sở hữu vị trí đắc địa ngàn năm có một, quy mô đồ sộ thuộc Top 10 thế giới cùng kiến trúc mang đậm bản sắc truyền thống, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia vừa được khởi công tại Đông Anh, Hà Nội không chỉ là biểu tượng cho Tinh thần Việt Nam mãnh liệt mà còn tạo động lực bứt phá mạnh mẽ cho nền kinh tế Thủ đô khi chính thức khởi phát nền kinh tế Expo đầy tiềm năng.

Tọa độ kim cương kiến tạo “kỳ quan mới” đẳng cấp thế giới

Được quy hoạch trên diện tích lên đến 90 ha, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, là công trình khẳng định khát vọng nâng cao vị thế và tầm vóc quốc gia của người Việt.

Là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ là nơi diễn ra các hoạt động triển lãm, giao lưu và tổ chức những sự kiện quy mô lớn, tầm cỡ khu vực và thế giới. Các hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho Vùng Thủ đô và các tỉnh, thành lân cận trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh

Xét về vị trí, công trình sở hữu tọa độ kim cương cuối cùng ở phía Đông Bắc Thủ đô với một hướng là vùng nội đô lịch sử và hướng còn lại cận kề cửa ngõ ra thế giới của cả miền Bắc - Sân bay quốc tế Nội Bài. Nhờ đó, từ dự án, chỉ cần 15 phút di chuyển là đến Nội Bài và 2 - 4 giờ bay là đã có thể tới các thủ phủ kinh tế của khu vực và châu lục.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, hạ tầng giao thông của Đông Anh và khu vực phía Bắc sẽ ngày càng hoàn thiện, khi có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Đuống, sông Hồng, đặc biệt là cầu Tứ Liên. Cùng với đó, đường vành đai 4 dự kiến hoàn thành trước năm 2027, sân bay quốc tế Nội Bài dự kiến nâng công suất lên 100 triệu hành khách... Nhờ đó, khách quốc tế tới Đông Anh nói chung và Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia nói riêng sẽ ngày càng thuận tiện, nhanh chóng.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tọa lạc tại vị trí kim cương cuối cùng kế bên nội đô lịch sử và cánh cửa mở ra thế giới - sân bay quốc tế Nội Bài

Hiện tại, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia đã có khả năng kết nối đa hướng nhờ mạng lưới giao thông đường bộ hoàn thiện, hiện đại. Đó là cao tốc Thăng Long - Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 5 kéo dài, gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đường 23B, Quốc lộ 23A... Đặc biệt, cầu Nhật Tân, Đông Trù đã vận hành giúp giảm tải áp lực cho cầu Thăng Long, giúp giao thông thông suốt theo hướng vào trung tâm Hà Nội và đi khu vực phía Bắc.

Dự kiến, ngay trong năm nay, TP Hà Nội sẽ khởi công dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Đây sẽ là dự án tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt, kéo cả khu vực Đông Anh về sát với vùng lõi đô thị hiện hữu (các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ…) với khoảng cách chỉ 5 phút di chuyển. Với hạ tầng siêu kết nối cùng nhiều lựa chọn về các loại hình giao thông, việc đi lại của du khách tới Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ ngày càng thuận tiện, dễ dàng.

“Đường băng” mới để kinh tế Thủ đô cất cánh

Được xây dựng bởi Vingroup, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mang trong mình Tinh thần Việt Nam mãnh liệt, thể hiện khát vọng chung tay vì một Thủ đô phát triển thịnh vượng. Theo đó, “kỳ quan mới” này khi kết hợp với hàng loạt công trình điểm nhấn khác sẽ góp phần mang đến cho Hà Nội một diện mạo khang trang, hiện đại hơn cùng nhịp giao thương sầm uất để thực sự trở thành một thành phố kết nối toàn cầu.

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia được kỳ vọng mang tới cơ hội bứt phá cho kinh tế Thủ đô

Theo Hiệp hội Triển lãm Quốc tế (UFI), các trung tâm triển lãm tầm vóc quốc tế đóng góp khoảng 325 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Con số này bao gồm doanh thu trực tiếp từ các hoạt động triển lãm, hội nghị, và chi tiêu của du khách cho các dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, và giao thông.\

Tại Mỹ, Las Vegas Convention Center là một ví dụ điển hình. Năm 2019, trung tâm này đã đóng góp gần 2 tỷ USD vào kinh tế địa phương và tạo ra khoảng 13.000 việc làm.

Các trung tâm triển lãm quốc tế cũng là động lực thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của các thành phố. Để đáp ứng nhu cầu di chuyển của lượng lớn du khách và doanh nhân quốc tế, nhiều thành phố đã đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cấp sân bay, hệ thống giao thông công cộng và mạng lưới đường bộ. Ví dụ, triển lãm Expo 2020 tại Dubai đã thúc đẩy chính phủ đầu tư hàng tỷ USD vào việc mở rộng sân bay quốc tế Al Maktoum và xây dựng thêm tuyến tàu điện ngầm. Những cải tiến này không chỉ phục vụ tốt hơn cho sự kiện mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách trong tương lai.

Quần thể tiện ích đa dạng, hiện đại tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ thu hút đông đảo du khách quốc tế

Đặc biệt, các trung tâm triển lãm quốc tế còn góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu của các thành phố trên trường quốc tế. Việc tổ chức thành công các sự kiện lớn như World Expo hay CES đã giúp các thành phố Dubai, Las Vegas trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất toàn cầu.

Do đó, sự ra đời Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia được kỳ vọng sẽ “ghim” Hà Nội trên bản đồ kinh tế, du lịch thế giới như là một trong những điểm phải đến mới của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách 5 châu. Đồng thời, công trình quy mô Top 10 thế giới này sẽ trở thành biểu tượng thịnh vượng mới, khai mở “đường băng” mới để kinh tế Thủ đô cất cánh theo mô hình Expo giàu tiềm năng.

Bảo Anh