24/01/2025 lúc 12:32 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Lắk với kế hoạch "Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu"

Nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngày 29/11/2021 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ký Quyết định số 3330/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngày 29/11/2021 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ký Quyết định số 3330/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 07/12, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi họp báo về Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Chủ trì buổi họp báo có đồng chí Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cùng các đồng chí Trưởng, phó phòng, ban của sở, với sự tham dự của các đồng chí nhà báo, phóng viên đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.

Đồng chí Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi họp báo.

Phát biểu tại buổi họp báo đồng chí Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh; xác định cụ thể nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả, đầy đủ, thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 37/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của trung ương và các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh; cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách; đẩy mạnh thanh toán điện tử tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.

Đồng chí Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Chủ trì buổi họp báo.

Tại cuộc họp các ý kiến của các nhà báo, phóng viên xoay quanh 4 nội dung: Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động các cơ quan nhà nước; Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số; Phát triển đô thị thông minh.

 Mục tiêu kế hoạch Chuyển đổi số đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của hệ thống Cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp trong chỉ đạo điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính của tỉnh; tạo bước đột phá trong cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ hành chính công phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tạo niềm tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường các ứng dụng dịch vụ tương tác với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số; tham gia giám sát hoạt động xử lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các dịch vụ bưu chính, viễn thông, CNTT giá rẻ; rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn và thành thị, giữa các đối tượng trong xã hội.

Chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng trong việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của Tỉnh; đóng góp quan trọng, cụ thể trong việc phát triển KTXH của tỉnh; Giúp doanh nghiệp chuyển đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất kinh doanh trên môi trường số.

Yêu cầu Chuyển đổi số của tỉnh Đắk lắk phải được thực hiện đồng bộ: Hạ tầng, Cơ sở dữ liệu, Phần mềm ứng dụng, Nguồn nhân lực và đảm bảo kết nối chia sẻ, đảm bảo an toàn an ninh thông tin, không đầu tư cái này để chờ cái kia, lựa chọn giải pháp, công nghệ đảm bảo hiện đại phù hợp với nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chống lãng phí. Chuyển đổi số phải đảm bảo an toàn thông tin, làm chủ hạ tầng và công nghệ số, không gian mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia phải được ưu tiên, chú trọng. Chủ động thử nghiệm áp dụng các công nghệ số và mô hình mới trong phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với đặc điểm riêng của tỉnh.

Nhà báo Kim Bảo phát biểu tham luận tại cuộc họp báo.

Qua đây đồng chí Trần Xuân Hiệp, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông đã thông qua kế hoạch; Chuyển đổi số  là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và xã hội của tỉnh, là đột phá “đi tắt”, “đón đầu" trong phát triển của tỉnh. Đồng thời, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của chuyển đổi số để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp trọng yếu với bước đi và lộ trình phù hợp, là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

 Bám sát mục tiêu chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn và từng năm. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh trong thực hiện chuyển đổi số. Chỉ đạo triển khai đồng bộ, sâu rộng đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh.

Nắm bắt cơ hội, triển khai nhanh, quyết liệt, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương và sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về chuyển đổi số để hành động, tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hiệu quả thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao hiệu quả , hiệu lực quản lý nhà nước, Chuyển đổi số là động lực thực sự tạo ra cơ hội, giá trị mới để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm. Xác định lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

Tại buổi họp báo đồng chí Trần Xuân Hiệp, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông đã thông qua kế hoạch;" Chuyển đổi số  là yêu cầu tất yếu".

Chuyển đổi số phải đảm bảo an toàn thông tin, làm chủ hạ tầng và công nghệ số, không gian mạng và vệ chủ quyền số quốc gia phải được ưu tiên, chú trọng. Chủ động thử nghiệm áp dụng các công nghệ số và mô hình mới trong phát triển kinh tế số , xã hội số phù hợp với đặc điểm riêng của tỉnh. Chính quyền kiến tạo thể chế, chính sách đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính quyền điện tử, hưởng tới Chính quyền số. Nội dung chuyển đổi số phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hằng năm, giữa nhiệm kỳ, 05 năm.

Xây dựng, hình thành hạ tầng, nguồn nhân lực đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh. Phổ cập kiến thức chuyển đổi số cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển đổi số gắn với phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh , trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67 - KL / TW của Bộ Chính trị…