24/01/2025 lúc 12:19 (GMT+7)
Breaking News

Đắk Lắk: Dành khoảng 20 tỷ/năm để chuyển đổi số

Nông nghiệp Việt Nam với thành phần chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ lẻ, có xuất phát điểm thấp về trình độ công nghệ so với các lĩnh vực kinh tế khác ở nước ta và so với nông nghiệp các nước tiên tiến. Tuy nhiên, chuyển đổi số (CĐS) nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn (NNNT) nói riêng lại là cuộc chơi công bằng với các chủ thể tham gia. Do vậy, nếu lựa chọn được cách tiếp cận đúng, có bước đi phù hợp và được hỗ trợ thỏa đáng từ chính sách của Nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp số, NNNT nướ

Nông nghiệp Việt Nam với thành phần chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ lẻ, có xuất phát điểm thấp về trình độ công nghệ so với các lĩnh vực kinh tế khác ở nước ta và so với nông nghiệp các nước tiên tiến. Tuy nhiên, chuyển đổi số (CĐS) nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn (NNNT) nói riêng lại là cuộc chơi công bằng với các chủ thể tham gia. Do vậy, nếu lựa chọn được cách tiếp cận đúng, có bước đi phù hợp và được hỗ trợ thỏa đáng từ chính sách của Nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp số, NNNT nước ta sẽ có những chuyển biến nhanh trong tương lai. 

 

Nông nghiệp Việt Nam với thành phần chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ lẻ, có xuất phát điểm thấp về trình độ công nghệ so với các lĩnh vực kinh tế khác.

Thách thức và cơ hội Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Nông nghiệp nông thôn (NNNT) vẫn được coi là khu vực phát triển thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi, thời gian tới buộc phải bứt phá để thoát khỏi bẫy trung bình, chuyển sang thời kỳ phát triển mới trong công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Đó là quá trình chuyển đổi có nhiều thách thức chưa từng trải qua, phát sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với trào lưu Chuyển đổi số đang diễn ra.

 Tham gia chuyển đổi số chính là nhu cầu cấp thiết của NNNT để có được chuyển đổi nhanh hơn. Việc bỏ lỡ cơ hội CĐS trong NNNT sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Dù tỷ trọng GDP nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc gia có giảm đi hơn nữa, thì NNNT vẫn giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước. Một trụ cột như thế cần phải có chiến lược phát triển bứt phá theo cách tiếp cận mới của Chuyển đổi số.

Với Chuyển đổi số, mọi mặt của hoạt động kinh tế - xã hội sẽ thay đổi, từ nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, đến nguyên tắc thiết kế, vận động của các quá trình… Nó đòi hỏi mọi chủ thể phải chuyển đổi căn bản để phù hợp với mục tiêu ứng dụng công nghệ số. Đa số các doanh nghiệp lớn đang phát triển ổn định thường lúng túng, không quyết liệt vứt bỏ cái cũ để thay đổi toàn diện. Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, lại có lợi thế  Chuyển đổi số nhanh hơn.

Nông nghiệp nông thôn (NNNT) vẫn được coi là khu vực phát triển thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi.

Chính đặc điểm đó đã tạo ra cơ hội bình đẳng cho các khu vực phát triển thấp và NNNT có đủ tự tin để tham gia cuộc chơi. Sự tự tin ấy được khẳng định từ kinh nghiệm đi đầu đổi mới đất nước. Năm 1981 chính nông nghiệp là khu vực tiên phong đổi mới, thực hiện thí điểm cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động theo Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư. Thành công này tạo đà đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986.  Chuyển đổi số bây giờ đang làm thay đổi câu chuyện phát triển, thay vì “cá lớn nuốt cá bé”, thành “cá nhanh nuốt cá chậm”. NNNT có cơ hội thoát khỏi phận “cá bé” để làm “cá nhanh”.

Đắk Lắk dành khoảng 20 tỷ/năm để chuyển đổi số

Theo kế hoạch của UBND tỉnh này, xác định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi toàn diện về mọi mặt: Quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội lên một tầm cao mới, tỉnh Đắk Lắk chủ trương liên kết, phát huy mọi nguồn lực xã hội, phấn đấu Chuyển đổi số từng bước chắc chắn và hiệu quả. Phấn đấu đến 2025, xếp hạng chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk sẽ nằm trong nhóm 20 tỉnh dẫn đầu của cả nước.

Đắk Lắk dự kiến bố trí khoảng 330 tỷ từ nguồn vốn xây dựng cơ bản, đồng thời mỗi năm bố trí khoảng 20 tỷ từ nguồn kinh phí sự nghiệp để triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số. Bên cạnh việc xây dựng chính sách và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, tỉnh Đắk Lắk còn đặt ra hai (02) nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện, đó là: Đào tạo phát triển nhân lực số; Thúc đẩy ứng dụng số đối với hoạt động kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng số trong xã hội, cộng đồng dân cư”.

Đắk Lắk dành khoảng 20 tỷ/năm để chuyển đổi số.

Đắk Lắk sẽ thực hiện theo lộ trình chuyển đổi số từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2022: Đắk Lắk xây dựng những hình mẫu về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, Chính quyền số tập trung vào cung cấp dịch vụ công số; Kinh tế số tập trung vào nông nghiệp số, năng lượng, Logistics và Môi trường; Xã hội tập trung vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng số. Giai đoạn 2023 – 2024; Tỉnh sẽ đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn chuyển đổi số 2021 – 2022 để nhân rộng các mô hình này trong những lĩnh vực then chốt. Giai đoạn 2024 – 2025; Sẽ đánh giá, nhân rộng các mô hình có hiệu quả ra toàn xã hội.

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu đề ra, thời gian qua, Đắk Lắk  đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Nhiều ứng dụng công nghệ mới, thông minh đã được triển khai thành công. Ngành Thông tin và Truyền thông đã tích cực xây dựng những hướng dẫn cụ thể để các địa phương thí điểm chuyển đổi số; tham mưu cho thành phố ký kết, hợp tác với các đối tác về chuyển đổi số; triển khai khảo sát trực tuyến lấy ý kiến nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp trên địa bàn. Mở chuyên mục tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền về chuyển đổi số cho người dân,…Nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ số, dữ liệu số được xây dựng và đưa vào sử dụng tại Đắk Lắk.

 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) “hạn chế, tồn đọng

Thoạt nhìn, các điểm sáng ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong NNNT nêu trên gây ấn tượng tốt. Nhưng thực tế đó vẫn là kết quả thực hành còn rời rạc, chủ yếu theo sáng kiến riêng lẻ của một số ít doanh nghiệp, địa phương và dường như vẫn làm theo tư duy cũ, chưa có chuỗi kết nối số, chưa có cách tiếp cận mới và toàn diện theo yêu cầu của CĐS. Một cách khái quát, các bước đi ban đầu đó chưa dựa trên 4 nền tảng chính của Chuyển đổi số là nhận thức, nền tảng công nghệ, hạ tầng dữ liệu và nguồn nhân lực.

Cộng đồng doanh nghiệp số nước ta cũng đang phát triển nhanh mục tiêu của nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, - ảnh:Internet

Phần lớn các ứng dụng CNTT được trang bị cho một số cơ sở hiện nay chưa thể phát huy tác dụng của nó như yêu cầu của CĐS (thiếu cơ sở dữ liệu lớn cho sản xuất, thiếu kết nối chia sẻ đồng bộ thông tin của tất cả các khâu sản xuất, quản lý, logistic, thương mại nông sản; chưa tạo ra cơ hội cho nông sản vùng sâu, vùng xa kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại toàn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng; chưa tạo ra nền tảng kết nối để Chính phủ nắm bắt tình hình, điều hành ngành nông nghiệp của đất nước).

Các kết quả ban đầu còn cách xa mục tiêu của nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh, chính xác, mà nó đòi hỏi sự kết hợp các cảm biến, robot, GPS, công cụ lập bản đồ và phần mềm phân tích dữ liệu để điều chỉnh chính xác quá trình tác động của máy móc, cải thiện quản lý thời gian, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước và các chế phẩm cần thiết, đảm bảo sức khỏe tốt hơn, năng suất cao hơn, sự phát triển tối ưu hơn của các loại cây trồng, vật nuôi, gia tăng lợi nhuận, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường…

Bốn lý do chính là, nhận thức sai lầm; không gắn kết được lợi ích của CĐS với mục tiêu kinh doanh; thiếu nguồn lực cần thiết và thiếu hệ sinh thái số thuận lợi. Hiện nay, giới khoa học và công nghệ rất quan tâm triển khai các đề tài nghiên cứu phục vụ CĐS trong NNNT (như trong Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020); cộng đồng doanh nghiệp số nước ta cũng đang phát triển nhanh, là hậu thuẫn và sức kéo cho CĐS trong NNNT tại Đắk Lắk.