16/09/2024 lúc 20:32 (GMT+7)
Breaking News

Đà Nẵng: Quyết xây dựng Cảng Liên Chiểu và sớm di dời ga ra khỏi trung tâm thành phố

VNHN - Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê của đoàn đại biểu HĐND TP Đà Nẵng sáng nay, các cử tri đã đặt nhiều câu hỏi về vấn đề quản lý đô thị, trật tự giao thông, ô nhiễm môi trường, giáo dục, văn hóa…, đặc biệt là về các công trình trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong tương lai, như cảng biển Liên Chiểu, di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố…

VNHN - Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê của đoàn đại biểu HĐND TP Đà Nẵng sáng nay, các cử tri đã đặt nhiều câu hỏi về vấn đề quản lý đô thị, trật tự giao thông, ô nhiễm môi trường, giáo dục, văn hóa…, đặc biệt là về các công trình trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong tương lai, như cảng biển Liên Chiểu, di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố…

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 19/11

 Quyết tâm xây dựng cảng Liên Chiểu

Trả lời câu hỏi của cử tri về việc Đà Nẵng có xây dựng cảng Liên Chiểu, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết; Dự án cảng Liên Chiểu đã được báo cáo Thường vụ Thành ủy và thành phố thống nhất tiếp tục triển khai xây dựng.

Dự án Cảng Liên Chiểu đã được báo cáo Thường vụ Thành ủy và thành phố thống nhất tiếp tục triển khai xây dựng trong thời gian tới.

“Dự án cảng Liên Chiểu đã được thông qua và trình Quốc hội để chuẩn bị vốn, không những vậy, dự án đã được đưa vào Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị. Việc tư vấn Singapore đưa ra ý kiến là để Đà Nẵng tham khảo, tránh tư duy chủ quan. Tôi xin khẳng định lại là chúng ta vẫn triển khai cảng Liên Chiểu, còn cảng Tiên Sa sẽ dần chuyển sang cảng du lịch, quân sự. Vấn đề này đã được thông qua Thường vụ, đơn vị tư vấn cũng đã thống nhất nên cử tri yên tâm”ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh.

 Dự án cảng Liên Chiểu có quy mô 220ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 32.860 tỉ đồng, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2022) có tổng mức đầu tư hơn 7.370 tỉ đồng.

Cảng Liên Chiểu mang sứ mạng chia sẻ khắc phục những điểm yếu của Cảng Tiên Sa (dự tính sẽ quá tải hàng hóa sau năm 2020). Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay là lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa qua đường Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn tăng cao, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe tải, xe container gây ra làm chết người gây bức xúc trong nhân dân, ảnh  hưởng nghiêm trọng đến môi trường du lịch thành phố.

Dự kiến khi xây dựng xong, Cảng Liên Chiểu sẽ là đầu mối luân chuyển hàng hóa chính, trung tâm Logistic và là động lực quan trọng để phát triển các KCN, đô thị phía Tây thành phố. Bên cạnh đó Thành phố sẽ chuyển đổi công năng Cảng Tiên Sa thành cảng du lịch tiếp nhận các tàu 5 sao, cỡ lớn đến tham quan Thành phố.

Sớm di dời Ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố

Về việc di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết đây là dự án trọng điểm ưu tiên của thành phố, đã có chủ trương từ rất lâu, thành phố rất muốn sớm triển khai dự án này. Tuy nhiên đến hiện tại dự án này vẫn chưa được thực hiện vì gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt là nguồn vốn thực hiện.

Thường trực Thành ủy Đà Nẵng để xin chủ trương về sớm di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố

Trước tình trạng đó, ngày 14-11 vừa qua Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng cũng đã có công văn báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng để xin chủ trương về thực hiện dự án này; theo đó, dự án bao gồm 2 tiểu dự án.

Dự án 1 bao gồm di  dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái thiết đô thị đầu tư theo hình thức BT với các hợp phần, di dời ga đường sắt, phát triển đô thị khu vực nhà ga cũ và nhà ga mới, tái thiết phát triển đô thị hành lang tuyến đường sắt hiện trạng.

Tiểu dự án này thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT với với quỹ đất hoàn trả cho dự án dự kiến tại khu vực nhà ga đường sắt hiện trạng; khu vực quỹ đất xung quanh nhà ga mới, khu vực 2 bên tuyến hành lang đường sắt cũ và quỹ đất khác của thành phố. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các dự án trên các khu đất hoàn trả theo đúng quy hoạch của thành phố.

Tiểu mục dự án thứ 2 thực hiện đền bù giải tỏa phục vụ dự án di dời ga đường sắt và tái thiết đô thị theo hình thức sử dụng vốn ngân sách.

Một số hạng mục công trình đầu tư cần thực hiện như xây dựng tuyến đường sắt mới dài 29km, khổ tàu 1m, xây dựng các công trình vượt sông, đường bộ, xây dựng nhà ga hành khách chính và các ga hàng hóa, nguồn đầu tư tạm tính khoảng 5.530 tỷ đồng.

Phát triển đô thị cơ sở hạ tầng khu vực xung quanh nhà ga cũ và nhà ga mới khoảng 830 tỷ đồng, tái thiết phát triển đô thị hành lang tuyến đường sắt hiện trạng như xây dựng đường đô thị, giải tỏa và tái định cư cần nguồn kinh phí 2.300 tỷ đồng. Ngoài ra cũng bố trí nguồn vốn thực hiện di dời giải tỏa phục vụ dự án di dời ga đường sắt và tái thiết phát triển đô thị khoảng 2.400 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án hơn 12.600 tỷ đồng.

“Ga đường sắt Đà Nẵng đã được xây dựng hơn 100 năm là một ga thuộc loại lớn và tốt nhất miền Trung (tiêu chuẩn ga hạng 1 cùng với ga Vinh), tuy nhiên song hành với sự phát triển đô thị của thành phố, hiện nay ga nằm giữa lòng đô thị với hàng loạt điểm giao cắt với đường bộ nội ô, tạo áp lực lớn về tai nạn giao thông, môi trường, trật tự đô thị. Vậy nên dự án di dời ga Đà Nẵng là một dự án trọng điểm mang tính cấp thiết cao, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân và bộ mặt đô thị của thành phố. Tuy nhiên sau hơn 15 năm, với 4 lần đề xuất quy hoạch, dự án này đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy, gây ra rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các hộ dân vùng quy hoạch”