VNHN - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các nước châu Âu vẫn đang thực hiện các biện pháp vừa chống dịch trong nước, vừa hỗ trợ công dân ở nước ngoài cũng như tìm kiếm các giải pháp kinh tế.
Sau hội nghị trực tuyến các ngoại trưởng EU cuối tuần qua, ông Josep Borrell - Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU cho biết hiện đang có khoảng 250.000 công dân EU đang mắc kẹt không thể về nước do dịch COVID-19, và EU sẽ tìm cách sắp xếp đưa những người này trở về càng sớm càng tốt. Tại Trung và Đông Âu, những tuần gần đây, các nước EU đã phối hợp để đưa công dân của họ trở về từ nhiều nơi trên khắp thế giới.
Thông qua hệ thống bảo vệ dân sự của khối, hơn 50 chuyến bay đã được tổ chức và đồng tài trợ, đảm bảo cho hơn 10.000 người về nước. Hàng chục nghìn người khác cũng đã được về nhà qua sự hỗ trợ của đại sứ quán các quốc gia EU thông qua các chuyến bay đặc biệt. Theo ông Borrell, EU việc sắp xếp các chuyến bay ngày càng trở nên khó khăn, do các hãng hàng không đã hủy bỏ nhiều chuyến bay và các quốc gia ngoài châu Âu đang đưa ra các biện pháp mới để hạn chế di chuyển của người dân.
Chính phủ Na Uy ngày 5/4 thông báo sẽ cử một nhóm nhân viên y tế và hậu cần đến vùng Lombardy của Italy để hỗ trợ vùng này chống dịch. Thông báo cho biết, hoạt động này dự kiến kéo dài 4 tuần và nhiều khả năng sẽ được triển khai tại Bergamo, một trong những thành phố chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch, sau khi nhà chức trách y tế vùng Lombardy đã yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế từ ngày 31/3. Trong bài viết trên báo Thế giới Chủ nhật (WaS), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng đã đề cập đến kế hoạch đầu tư khổng lồ trong ngân sách EU.
Trong khi đó, Giám đốc Viện Kinh tế Đức (IW) Michael Hüther ủng hộ việc châu Âu tung ra "trái phiếu corona," coi đây như một "tín hiệu về tình đoàn kết" với những nước EU gặp khó khăn trong khủng hoảng như Italy và Tây Ban Nha. Theo ông, trái phiếu corona được tạo ra cho tình huống đặc biệt hiện nay cần có tổng trị giá từ 100-1.000 tỷ euro. Hiện áp lực đang ngày càng gia tăng đối với Ủy ban châu Âu liên quan việc tung ra "trái phiếu corona." Ủy viên thị trường nội khối ông Thierry Breton và Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni đã kêu gọi các nước thành viên EU thành lập một quỹ trái phiếu cho vay dài hạn, được gọi là trái phiếu corona, để tái thiết nền kinh tế châu Âu sau khủng hoảng.
Hiện một số nước như Italy, Pháp, Tây Ban Nha ủng hộ biện pháp này, trong khi các nước Đức, Áo và Hà Lan lại phản đối. Nhóm hỗ trợ của Na Uy gồm 20-25 bác sỹ, y tá và nhân viên và hậu cần, những người từng có công tác tương tự trong dịch Ebola tại CHDC Congo và dịch sởi tại Samoa những năm gần đây. Bộ trưởng Y tế Na Uy Bent Hoeie khẳng định "sự đoàn kết ở châu Âu không phải chỉ là nói suông và giờ đây cần phải được thể hiện trên thực tế." Ông nói: "Chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau trong khủng hoảng."
Đáng chú ý, Na Uy hiện không phải là thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Hiện Na Uy đang ghi nhận 5.640 ca mắc COVID-19, trong đó có 58 ca tử vong. Dự kiến đến ngày 8/4, chính phủ nước này sẽ quyết định có cần gia hạn các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch hay không, vốn dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 13/4, bao gồm đóng cửa trường học và nhà trẻ.
Liên quan tình hình dịch hiện nay, hai cựu Ngoại trưởng Đức là Joschka Fischer và Sigmar Gabriel cảnh báo dịch bệnh COVID-19 về lâu dài có thể dẫn tới sự sụp đổ của Liên minh châu Âu (EU) nếu châu Âu không có một chương hỗ trợ kinh tế giống như Kế hoạch Marshall khổng lồ trước đây. Theo đó, Berlin cần phải có trách nhiệm đặc biệt hỗ trợ các nước thành viên EU khác trong cuộc khủng hoảng hiện nay.