09/01/2025 lúc 09:08 (GMT+7)
Breaking News

Cảnh báo rủi ro khi người dân đầu tư vào các dự án chưa đủ pháp lý tại thành phố Thanh Hóa

Giữa bối cảnh thị trường BĐS các thành phố lớn trong cả nước đang có dấu hiệu dần bão hòa, nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới sau dịch Covid-19, ngoài một số thị trường sôi động mới như Quảng Ninh, Bắc Ninh... thì Thanh Hóa cũng đang trở thành điểm đến của làn sóng đầu tư mới trên thị trường BĐS phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Điều đó càng đẩy lên giá của các dự án đất nền, khiến các nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục dự án mà ngang nhiên bán hồ sơ đấu giá.

Giữa bối cảnh thị trường BĐS các thành phố lớn trong cả nước đang có dấu hiệu dần bão hòa, nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới sau dịch Covid-19, ngoài một số thị trường sôi động mới như Quảng Ninh, Bắc Ninh... thì Thanh Hóa cũng đang trở thành điểm đến của làn sóng đầu tư mới trên thị trường BĐS phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Điều đó càng đẩy lên giá của các dự án đất nền, khiến các nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục dự án mà ngang nhiên bán hồ sơ đấu giá.

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa Lê Mai Khanh đã ký Công văn số 1202/UBND-TP gửi Chủ tịch UBND các phường, xã và Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch về việc cảnh báo rủi ro khi người dân đầu tư, góp vốn, chuyển nhượng vào các dự án chưa đủ pháp lý.

Mặt bằng 3241 Đông Hải trúng đấu giá nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, một số dự án đất nền chưa đủ điều kiện pháp lý để thực hiện các giao dịch dân sự như các mặt bằng: MB 1130 phường Hàm Rồng, 09 Phường Nam Ngạn, 1820 Phường Quảng Thành và các mặt bằng trúng đấu giá nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nắm được tâm lý của người dân, một số nhân viên môi giới rao bán, thuyết phục người dân vào tiền giao dịch như đặt cọc, góp vốn bằng hình thức “Đăng ký nguyện vọng”, mua bán, chuyển nhượng…

Để tránh rủi ro, thiệt hại về kinh tế, Chủ tịch UBND thành phố khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không thực hiện các giao dịch đối với dự án chưa đủ một trong các điều kiện sau: Có giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.

Chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, thuế, phí, lệ phí có liên quan đến đất đai (nếu có); Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thông báo trên hệ thống truyền thanh và bằng các hình thức phù hợp khác để các tổ chức, cá nhân biết để tránh rủi ro, thiệt hại kinh tế phát sinh khi người dân thực hiện các giao dịch.

Chính vì vậy, mỗi người dân hãy là một nhà đầu tư thông thái, lựa chọn những lô đất nền đã đủ cơ sở pháp lý để đầu tư, đem đến nguồn lợi về kinh tế.