06/05/2024 lúc 12:47 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Công Thương lên tiếng về nông sản 'đội lốt' hàng Việt

VNHN - Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo việc xử lý thông tin về nông sản nhập khẩu (NK) "đột lốt" hàng Việt Nam. 

VNHN - Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo việc xử lý thông tin về nông sản nhập khẩu (NK) "đột lốt" hàng Việt Nam. 

Để "hóa kiếp" khoai tây vàng Trung Quốc thành hàng Đà Lạt, các tiểu thương luôn "thủ sẵn" xô đất đỏ

Trong thời gian vừa qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường và được gắn mác là hàng Việt Nam, điển hình như nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt hay cá tầm Sa Pa..., làm giảm uy tín của sản phẩm trong nướ và gây hoang mang, ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng.

Nông sản "đội lốt" hàng Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới 2 hình thức: Hàng NK được trộn cùng nông sản Việt Nam để bán ra thị trường và hàng NK được giới thiệu là hàng Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nông sản NK "đội lốt" sản phẩm trong nước.

Đầu tiên là do các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa không yêu cầu thương nhân phải ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện và triệt để đối với nông sản, thủy sản.

Thứ ba, pháp luật đã có các quy định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam nhưng mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu chứ không áp dụng đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. 

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP./.