24/04/2024 lúc 21:56 (GMT+7)
Breaking News

Bất động sản công nghiệp đón cơ hội mới

VNHNO - Bất động sản (BĐS) công nghiệp tại Trung Quốc đang diễn ra đầy biến động, các nhà đầu tư đang tìm cách rời khỏi đất nước này nhằm tiết kiệm chi phí. Việt Nam có thể trở thành điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư đó nhờ vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào.

VNHNO - Bất động sản (BĐS) công nghiệp tại Trung Quốc đang diễn ra đầy biến động, các nhà đầu tư đang tìm cách rời khỏi đất nước này nhằm tiết kiệm chi phí. Việt Nam có thể trở thành điểm đến tiếp theo cho các nhà đầu tư đó nhờ vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào.

Ảnh minh họa

Trong quý đầu tiên của năm 2018, tỷ lệ trống tại các KCN ở Trung Quốc giữ mức thấp kỷ lục, chỉ đạt khoảng 4,8%.

Hiện, thị trường BĐS công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các dự án BĐS khác đều đang trong giai đoạn phát triển mới. 

So với trước kia, Việt Nam chỉ có khoảng 335 ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp thời kỳ mở cửa năm 1986. Tính đến nay, con số này đã tăng lên gần 80 nghìn ha. Đây là minh chứng rõ ràng nhất về sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nền công nghiệp hiện này của Việt Nam khi các nhà đầu tư ngoại lần lượt đặt niềm tin vào dải đất hình chữ S này.

Các nhà phát triển BĐS công nghiệp đang tăng cường việc mở rộng hợp tác để khai thác quỹ đất sạch, xây sẵn nhà xưởng nhằm đón đầu xu hướng nhà đầu tư nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam và doanh nghiệp trong nước không ngừng mở rộng quy mô.

Điển hình như Công ty TNHH Tân Thuận - chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu chế xuất Tân Thuận có vốn đầu tư của doanh nghiệp Đài Loan đã và đang cho thuê nhà xưởng cao tầng rất thành công. Gần đây, khu chế xuất này đã đưa vào khai thác nhà xưởng 8 tầng, sau thành công khai thác 3 nhà xưởng với công suất cho thuê 100%.

Theo ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết, số lượng các công ty có nhu cầu dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc ngày càng gia tăng vì chi tốn nhiều phí thuê nhân công và môi trường kinh doanh nhiều thử thách. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội và nỗ lực mạnh mẽ nhằm khẳng định vị thế là một trung tâm sản xuất tiếp theo ở Đông Nam Á. Việt Nam có hàng loạt yếu tố thu hút doanh nghiệp, như chi phí lao động thấp, khu kinh tế có nhiều ưu đãi về thuế và việc ký kết các hiệp định tự do thương mại (FTA) với EU, Hàn Quốc và gần đây nhất là CPTPP.

Cũng theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy vào Việt Nam liên tục trong 2 năm qua. 

Cụ thể, năm 2016, Việt Nam thu hút 24,86 tỉ đô la Mỹ vốn nước ngoài. Đến năm 2017, con số này lên tới 35,88 tỉ đô la, tăng 44,4% so với năm 2016. Đáng chú ý, nguồn vốn ngoại chảy vào lĩnh vực chế biến chế tạo luôn chiếm cao nhất với mức trung bình trên dưới 70%. 

Ông Charles R. Kaye - Giám đốc điều hành tập đoàn Warburg Pincus nhận định, các nhà sản xuất châu Á muốn tận dụng lợi thế của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ trung, có tay nghề và mức lương chỉ bằng một nửa so với đội ngũ sản xuất của Trung Quốc. 

Bên cạnh đó, với chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất tại Luật đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP cũng sẽ tạo ra "bước đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài", giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa./.