19/01/2025 lúc 07:10 (GMT+7)
Breaking News

Báo chí với công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới

VNHN-Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Chức năng quan trọng nhất của báo chí là thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các tầng lóp nhân dân để nhân dân cả nước nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, thống nhất thực hiện những chủ trương, chính sách đó, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nh

VNHN-Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Chức năng quan trọng nhất của báo chí là thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các tầng lóp nhân dân để nhân dân cả nước nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, thống nhất thực hiện những chủ trương, chính sách đó, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, báo chí đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo diễn đàn phản ánh kịp thời những ý kiến sôi động từ thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước có thêm thông tin nhằm tiếp tục ban hành các quyết sách đúng đắn.

1. Thực trạng báo chí tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thòi kỳ đổi mới

Trong thời kỳ đổi mới, thông tin báo chí (TTBC) là phương tiện đắc lực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của các cấp lãnh đạo đến với đông đảo quần chúng nhân dân, thực sự trở thành phương tiện thông tin hiệu quả của Đảng và Nhà nước.

Trong giai đoạn đầu đổi mới 1986 - 1996, với tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới phong cách, đổi mới tổ chức và cán bộ để báo chí phát huy đầy đủ chức năng là công cụ của Đảng, là cầu nổi giữa Đảng với nhân dân; báo chí đã tập trung đổi mới thông tin, phát huy vai trò vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí tuyên truyền đường lối, chủ trương mới, những nội dung cơ bản các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, trọng tâm là đổi mới tư duy, nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phân tích tình hình quốc tế, bốn nguy cơ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. Đặc biệt, báo chí đã phổ biến dự thảo Hiến pháp năm 1992, sau đó phản ánh hàng nghìn ý kiến của các tầng lớp nhân dân tham gia thảo luận, và phổ biến nội dung Hiến pháp, góp phần nâng cao chất lượng văn bản Hiến pháp và mở rộng điều kiện dân chủ ở nước ta. Nội dung một số nghị quyết quan trọng của Đảng đã được nhiều cơ quan báo chí, như Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Văn nghệ Quân Đội, Tiền Phong phân tích sâu sắc nhưng dễ hiểu, tính thuyết phục cao. Có nhiều bài báo đã tuyên truyền sâu rộng, đồng thời phân tích, làm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh nhiều người còn nghi ngờ về con đường đổi mới đất nước(1). Báo chí phản ánh nghị quyết của Đảng về bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, đổi mới công nghệ và kĩ thuật, tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; về quan hệ sản xuất, phát triển các thành phần kinh tế phù họp với trình độ lực lượng sản xuất; xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện kế hoạch hóa, chuyển sang quản lý nền kinh tế bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu. Các báo Lao Động, Tiền Phong, Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải Phóng... đã đăng hàng loạt bài về mô hình làm ăn mới, những tấm gương điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả. Sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí đã giúp cho đường lối đổi mới đến được với các tầng lớp nhân dân, giúp người dân hiểu và thấm nhuần tư tưởng đổi mới, tạo nên sự đồng thuận xã hội để biến chủ trương, đường lối thành những kết quả to lớn trong thực tiễn xã hội.

Giai đoạn 1996 - 2006, báo chí đã tích cực, chủ động góp phần vào việc tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhất là nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng... làm cho toàn Đảng, toàn dân quán triệt sâu sắc và ủng hộ và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Chủ đề trung tâm của báo chí giai đoạn này là tuyên truyền độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, bám sát tình hình thực tiễn đất nước, nêu gương những địa phương, cơ sở tiêu biểu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước(2).

Giai đoạn từ 2006 đến nay, báo chí phát triển rất mạnh mẽ, chuyển tải kịp thời, chính xác, đầy đủ và toàn diện những nội dung quan trọng cũng như các hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X,XI,XII, các Nghị quvết Hội nghị Trung ương, điển hình là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (về xây dựng Đảng, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, suy thoái trong Đảng), Hiến pháp năm 2013, các văn bản luật, thông tư, quy định... những thành tựu của công cuộc hội nhập quốc tế, như sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, trở thành thành viên Hội đồng bảo an Liên họp quốc, những nỗ lực tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)... được nhân dân đón nhận một cách tự giác, biến thành hành động cụ thể, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Báo chí đã thông tin kịp thời, đầy đủ chủ trương của tổ chức Đảng các cấp, các văn bản quản lý của Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau, về số lượng và tần suất đăng tải, phát sóng các tin, bài với nội dung tuyên truyền các nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương, Chỉ thị, Kết luận của Ban Bí thư, Bộ Chính trị... đứng đầu vẫn là hệ thống các báo và tạp chí Đảng (Báo Nhân Dân, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản), các cơ quan báo chí Trung ương (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, TTXVN), các báo Đảng, đài phát thành - truyền hình tỉnh; thứ hai là các báo thuộc các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương (Đại biểu Nhân Dân, Đại Đoàn kết, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Công an Nhân Dân, Lao Động...), thứ ba là các báo của các tổ chức xã hội (Dantri, Vietnamnet, VnExpress, VnMedia...); thứ tư là các báo ngành (Nông thôn ngày nay, Bưu điện, Xây dựng...); thứ năm là các báo chuyên biệt về văn hóa, giải trí, thể thao.

Báo chí đã phổ biến, phân tích những nội dung cơ bản các kỳ họp Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Những buổi họp Quốc hội được truyền hình và phát thanh trực tiếp ngày càng tăng, thu hút số lượng lớn cử tri quan tâm theo dõi. Báo chí không chỉ thường xuyên cập nhật các chủ trương, chính sách, pháp luật, mà còn kịp thời chuyển tải nội dung chỉ đạo của lãnh đạo ngành đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống. Các cơ quan báo chí địa phương cũng rất tích cực phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật cho người dân, nhất là các tỉnh miền núi.

Trên báo chí hiện nay, việc tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách là khá đa dạng, phủ rộng ở nhiều lĩnh vực. Kết quả khảo sát các bài tuyên truyền chính sách trên báo in Nhân Dân và báo mạng dangcongsan.vn trong năm 2015 cho thấy, báo chí phản ánh kịp thời, đầy đủ về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, báo chí đi đầu trong tuyên truyền về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07.01.2006, Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14.5.2011, và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị. Báo chí đã đưa tin về nội dung cuộc vận động qua từng thời kỳ, các hình thức học tập và các hình thức làm theo gương Bác; các cuộc thi viết, thi giảng, thi thuyết trình các chuyên đề, câu chuyện về Bác, những tấm gương người tốt theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh..., những đợt sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về triển khai cuộc vận động. Những bài báo, những chương trình phát thanh, tuyền hình về cuộc vận động đã thực sự lay động tư tưởng, suy nghĩ hàng chục triệu con người, từ học sinh, sinh viên đến công nhân, nông dân, trí thức, người cao tuổi, thúc đẩy mọi người sống tốt, có trách nhiệm với cộng đồng, với dân tộc.

Báo chí đã thể hiện rõ vai trò định hướng dư luận xã hội. Những thông điệp mà báo chí truyền đi tác động vào hàng triệu người, kêu gọi thúc đẩy và tổ chức họ tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra. Với khả năng thông tin mạnh mẽ, rộng khắp, nhanh chóng, thời gian qua báo chí đã ý thức rất rõ trách nhiệm của mình trong việc phổ biến, giải thích, nhằm hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Minh chứng rõ nhất là trong việc tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; về cuộc đấu tranh chống suy thoái về, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ đảng viên; về hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ, văn bản của Chính phủ và các bộ, ngành về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng...

Hình thức tuyên truyền đưa tin về việc thực hiện nghị quyết, chính sách, chương trình, dự án... ở các loại hình báo chí rất đa dạng. Đó là tuyên truyền trực tiếp, ngắn gọn thông qua tin tức trên báo in, báo mạng, hoặc thời sự trên đài phát thanh, truyền hình; tuyên truyền cụ thể, tổng hợp nhiều chương trình, dự án cùng một lúc qua các loạt phóng sự báo in, các câu chuyện phát thanh hoặc phim tài liệu truyền hình, đồ họa, hình ảnh sinh động. Kết quả khảo sát thực tiễn về chất lượng thông tin báo chí trong tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho thấy, lượng tin, bài nhiều, tính thiết thực cao, tuy nhiên tính kịp thời chưa được đánh giá cao(3). Khảo sát về chất lượng thông tin báo chí trong việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của chúng tôi cho thấy:

Về hình thức thông tin, trong các bài, chương trình, chuyên mụctuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thì tin bài phản ánh chiếm tỷ lệ cao nhất (58,2%), sau đó là phân tích, bình luận (42,1%), đối thoại, tọa đàm (42,1 %), nghĩa là mới chỉ dừng lại ở mức độ thông báo cho công chúng nắm bắt được thông tin.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả trong tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên báo chí nước ta vẫn còn những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, chất lượng thông tin chưa cao, độ nhạy bén chính trị còn hạn chế, hình thức đưa tin chưa phong phú, còn đơn điệu, trùng lặp. Số lượng cơ quan báo chí ở Việt Nam quá nhiều, nhưng thông tin thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa phong phú, đa dạng, các báo vẫn thường sử dụng tin của nhau, nhất là của TTXVN hoặc báo Nhân Dân, mà không phân tích, bình luận gì thêm. Ngoại trừ các cơ quan báo chí lớn do Trung ương quản lý, các báo khác chú yếu đưa tin về các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các văn bản nghị quyết, quyết định... một chiều, mang tính thông báo, thiếu hấp dẫn. Công tác định hướng thông tin có thời điểm chưa kịp thời, chưa trúng, chưa đúng tầm; cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp có lúc còn bị động, lúng túng, nhất là trước những vấn đề phức tạp mới nảy sinh. Tính chiến đấu trong tấn công và phản tuyên truyền các luận điệu phản động, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên các báo còn chưa tương xứng. Xu thế thương mại hóa đang khiến cho nhiều sản phẩm báo chí mang tính giải trí lấn lướt các chương trình tuyên truyền chính thống mang nội dung chính trị.

- Thứ hai, phương thức khai thác và tiếp nhận thông tin của các cơ quan báo chỉ từ các cơ quan Đảng, Nhà nước chưa được đổi mới kịp thời, phương thức truyền phát còn đơn giản. Hầu hết các cơ quan báo chí vẫn lấy thông tin từ các cơ quan Đảng, Nhà nước thông qua các cuộc họp báo, tổ chức sự kiện, các cuộc làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao với các đối tác, địa phương. Còn ít tác phẩm báo chí có sự tìm tòi sáng tạo, khai thác thông tin từ các chiều cạnh khác nhau. Có báo đưa tin mang tính chiếu lệ, coi như nghĩa vụ phải làm, ít đầu tư về hình thức và đi sâu bình luận. Những thông tin tuyên truyền thường đưa theo văn bản nghị quyết, quyết định, thông báo các kỳ họp Trung ương, Chính phủ hoặc Quốc hội, hoặc trích dẫn tin của TTXVN. Hình thức thông tin chủ yếu một chiều, thiếu những bài phản biện, phân tích sâu để giải thích, định hướng tư tưởng công chúng.

- Thứ ba, ý thức chính trị, trách nhiệm xã hội, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ báo chí chưa cao, hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội còn hạn chế. Một số nhà báo chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm chính trị trước dân tộc, nghĩa vụ của người làm báo cách mạng, chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thiếu hiểu biết pháp luật, chỉ chú tâm vào khai thác các chủ đề đáp ứng thị hiếu của một bộ phận công chúng, dẫn đến viết những bài báo tuyên truyền còn hời hợt, dễ dãi. Gần đây, mức độ tham gia của báo chí trong tuyên truyền về Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, về chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “tự suy thoái” trong nội bộ cán bộ, đảng viên chưa cao, chưa tạo được nhiều diễn đàn để phản ánh vấn đề cấp bách này. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà báo chưa nghiên cứu kỹ, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề, chưa “nhập cuộc” vào cuộc vận động xây dụng, chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

- Thứ tư, năng lực tổ chức, điều hành của một số cơ quan chủ quản báo chí còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của Ban biên tập; một số Ban biên tập chạy theo mục đích kinh tế, vì lợi nhuận mà không chú trọng nhiệm vụ chính trị, tuyền truyền nghị quyết, chính sách, pháp luật. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản có lúc, có nơi còn mờ nhạt, quy trình làm báo nhiều khi bị buông lỏng, thậm chí nhiều bài báo không được biên tập cũng được đăng phát. Việc định hướng tuyên truyền chính trị nhiều lúc còn chậm, thiếu nhạy cảm, thiếu chủ động sáng tạo và không thường xuyên liên tục. Nhiều Ban biên tập đăng bài về hoạt động của các cơ quan, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo địa phương, văn bản nghị quyết, pháp luật, quyết định... một cách hình thức, không có phần phân tích, định hướng công chúng.

Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông hàng tuần đều họp giao ban báo chí, nhắc nhở những sai phạm, định hướng thông tin thời gian tới, tuy nhiên sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị vẫn đạt hiệu quả chưa cao. Các cơ quan báo chí chưa liên kết hợp tác tiến hành những chiến dịch truyền thông tuyên truyền, phổ biến những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước (ví dụ: mở chuyên mục, phóng sự dài kỳ về Đại hội Đảng, về triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, về phổ biến nội dung Hiến pháp, về học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh...). Việc tổ chức và tập hợp đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia viết những bài có chiều sâu về tư tưởng, thể hiện trí tuệ và tính chiến đấu của báo chí, nhất là trong tuyên truyền nghị quyết, chính sách chưa được quan tâm đúng mức. Tính hiệu ứng, hiệu quả thông tin của báo chí chưa đáp ứng yêu cầu, chưa kịp thời, sức lan tỏa ra xã hội chưa rộng, ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các chủ trương, chính sách.

Vấn đề đặt ra là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông phải phối hợp chỉ đạo các cơ quan báo chí thường xuyên trao đổi thông tin, tích cực “hợp đồng, tác chiến” trong các chiến dịch truyền thông phục vụ nhiệm vụ chính trị. Mỗi cơ quan phải phát huy tối đa thế mạnh, sở trường của mình để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, tham gia xây dựng và phản biện chính sách, đấu tranh có hiệu quả trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ LĐQL, đấu tranh chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ cán bộ lãnh đạo quản lý. Nếu tất cả các cơ quan báo chí đều thống nhất về kế hoạch, chương trình hoạt động, sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội tốt, tác động tích cực đến công tác tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Tóm lại, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là một trong những vai trò, chức năng quan trọng cua TTBC và trên thực tế TTBC đã thực hiện tốt vai trò này, tuy nhiên nội dung chưa thực sự sâu sắc, hình thức chưa thật sự hấp dẫn, vẫn còn một tỷ lệ công chúng đánh giá không cao.

2. Một số giải pháp chủ yếu

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cơ quan báo chí về trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng ta luôn coi trọng, đề cao vai trò xung kích, tiên phong trên mặt trận tư tưởng và đóng góp to lớn của báo chí. Đội ngũ cán bộ báo chí đã luôn thể hiện lòng trung thành với Đảng và chế độ, đã lao động quên mình, năng động, sáng tạo cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời, giúp đưa nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, biến thành hành động cách mạng, tạo ra sức mạnh đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới phức tạp hơn nhiều, chúng ta không chỉ đứng trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, mà cả sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đội ngũ cán bộ báo chí, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng, tăng cường kiểm tra, giám sát để mỗi cán bộ, phóng viên phải giữ vững bản lĩnh chính trị, gương mẫu về đạo đức, tác phong, đam mê nghề nghiệp để mang lại những thông tin thiết thực, bổ ích cho công chúng.

Thứ hai, xây dựng thể chế quy định các cơ quan Đảng, Nhà nước phải cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và tạo điều kiện cho nhà báo tác nghiệp.

Trong kỷ nguyên mà thông tin được lưu truyền trên quy mô khổng lồ và với tốc độ nhanh chóng trên thế giới, xu thế truyền thông dân chủ, cởi mở là tất yếu. Các cơ quan Đảng, Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin chính thống, những văn bản nghị quyết, chính sách, quyết định... cho báo chí nhanh chóng, kịp thời định hướng dư luận xã hội, tránh để xảy ra tình trạng mạng xã hội đưa tin trước (trong đó nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu chính xác), báo chí đưa tin sau: Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần sử dụng báo chí như một phương tiện hữu hiệu để truyền tải chủ trương, quan điểm của mình, để ngay từ đầu phân tích, giải thích có lý, có tình, dựa trên chứng cứ và luận cứ khoa học về các hiện tượng, sự việc diễn ra (nhất là những hiện tượng tiêu cực), kiên quyết không để mạng xã hội lũng đoạn thông tin. Đồng thời, các cơ quan Đảng, Nhà nước cũng phải cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình (trừ những thông tin liên quan đến bí mật quốc gia), nhất là khi xảy ra hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật. Phải quy định cụ thể yêu cầu các cơ quan Đảng, Nhà nước cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật. Đó là những thông tin chính thức, liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, do người phát ngôn của cơ quan, tổ chức thực hiện. Người phát ngôn phải có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan; am hiểu về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan, tổ chức mà mình công tác; có hiểu biết nhất định về lĩnh vực báo chí, nắm vững các quy định pháp luật về báo chí; có năng lực phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin; có khả năng giao tiếp báo chí.

Các cơ quan Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện cho nhà báo tác nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin, không né tránh hay bưng bít thông tin; có trách nhiệm trả lời những vấn đề báo chí nêu ra. Tạo cơ chế hợp tác để việc tuyên truyền, phổ biến thông tin của Đảng và Nhà nước được kịp thời, thông suốt và hiệu quả.

Thứ ba, các cơ quan báo chí phải nâng cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng, đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền.

Các cơ quan báo chí tập trung đăng tải những chương trình, bài báo, bài nghiên cứu lý luận có chiều sâu, có luận cứ khoa học cho việc tuyên truyền các Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng, những bộ luật mới ban hành, nhất là quan điểm của Đảng ta về chống tham nhũng, lãng phí, chống “tự diễn biến”, “tự suy thoái” trong đội ngũ cán bộ đảng viên; kêu gọi nhân dân tích cực tham gia xây dụng Đảng, xây dựng Nhà nước.

Các cơ quan báo chí phải tích cực nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền, có nhiều tin, bài, phong phú về thể loại, sâu sắc về nội dung, thiết thực về chủ đề; có tính thuyết phục cao, thu hút, cảm hóa công chúng, góp phần định hướng, thuyết phục họ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, có ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội cao.

Để cung cấp thông tin chất lượng cao cho công tác tuyên truyền chính sách, các nhà báo cần đổi mới phương thức tác nghiệp, thu thập thông tin; không chỉ thuần túy đi phỏng vấn, điều tra, lấy tin tức từ các cơ quan, sự kiện, mà phải tổ chức các diễn đàn trên báo chí, tổ chức hội thảo khoa học, thậm chí chủ động tổ chức sự kiện để thu hút sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và người dân. Ví dụ, mở diễn đàn tuyên truyền phổ biến Nghị quyết Đại hội Đảng, phản ánh những sáng kiến, biện pháp hay, hiệu quả trong tuyên truyền Nghị quyết...

Nâng cao vai trò của tổ chức Đảng trong cơ quan báo chí, đề cao trách nhiệm của đội ngũ nhà báo là đảng viên, cấp ủy đảng cấp trên phải tăng cường chỉ đạo, giám sát để nâng cao chất lượng các cuộc họp chi bộ cơ quan báo chí hàng tháng, trong đó cần xác định rõ nội dung tuyên truyền trong thời gian tới, đề cao tinh thần phê bình và tự phê bình, kịp thời phát hiện những hiện tượng vi phạm, hành vi sai trái của cán bộ, đảng viên và có biện pháp nhắc nhở, xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng thông tin không chính xác, thiếu định hướng chính trị, sa vào những vấn đề vụn vặt, tầm thường.

Thứ tư, các cơ quan báo chí phải tăng cường phối hợp hoạt động với các cơ quan Đảng và Nhà nước

Cần nâng cao chất lượng buổi họp giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp tổ chức để kịp thời định hướng thông tin cho báo chí, đồng thòi cảnh báo, nhắc nhở các hiện tượng tiêu cực trong giới báo chí, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong hoạt động báo chí.

Cần xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong cung cấp thông tin, xử lý thông tin thường kỳ hoặc đột xuất, những thông tin quan trọng, nhạy cảm cần gắn với việc thực hiện quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương. Việc tổ chức họp giao ban giữa các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương với các cơ quan báo chí có thể tiến hành định kỳ hoặc đột xuất do cơ quan Đảng, Nhà nước quyết định. Việc cung cấp thông tin tới các cơ quan báo chí cần bình đẵng, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả trên các kênh chính thống.

Để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nghị quyết các Đại hội Đảng, cần phải có chiến dịch tuyên truyền, thành “dàn đồng ca báo chí” phối hợp thành sức mạnh to lớn. Báo chí sẽ nói rộng, phân tích sâu nhưng dễ hiểu về các nội dung nghị quyết, chắc chắn sẽ tác động tích cực đến tư tưởng, nhận thức đông đảo công chúng.

Ths Lưu Trần Toàn

Học việc Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

...........................................................

(1). Tiêu biểu là bài về cuộc vận động Đổi mới của Hồng Chương (tạp chí Cộng sản, năm 1987), bài Cái nhìn 88 của Hà Đăng (báo Nhân dân ngày 12.12.1988) phản ánh đời sống kinh tế - xã hội của đất nước có những khởi sắc nhờ nhiều Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước đã và đang đi vào cuộc sống.

(2). Ví dụ, bài Nội lực Việt Nam của Quang Lợi (Báo Quân đội nhân dân ngày 19.2.1996) chứng minh đất nước ta có nội lực mạnh mẽ, được kết tinh trong bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ năng cảm, ý thức trách nhiệm với vận mệnh dân tộc của Đảng”; bài “Ông chủ trên cao nguyên của Lê Văn Thiềng (báo Kontum số Xuân 1997) viết về một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tư nhân; bài Cù Lao Dung bừng sáng của Phương Đạm (báo Sóc Trăng số Xuân 1999) về điện khí hóa ở đảo Cù Lao Dung, nhờ sự quan tâm và chính sách của Đảng mà đời sống mọi mặt của mãnh đất này đã “bừng sáng".