13/05/2024 lúc 17:55 (GMT+7)
Breaking News

Xử lý chất thải tại Công ty TNHH MTV  Hóa chất Đức Giang Lào Cai – Mục kích sở thị

VNHN - Khi chúng tôi điện hỏi về công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy của Công ty TNHH MTV  Hóa chất Đức Giang Lào Cai (Nhà máy Hóa chất Đức Giang Lào Cai), đặc biệt là nhà máy A xít Phosphoric trích ly  100 000 tấn/năm và Nhà máy phân lân giàu triple superphootsphatse (TSP) 100 000 tấn/năm......

VNHN - Khi chúng tôi điện hỏi về công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy của Công ty TNHH MTV  Hóa chất Đức Giang Lào Cai (Nhà máy Hóa chất Đức Giang Lào Cai), đặc biệt là nhà máy A xít Phosphoric trích ly  100 000 tấn/năm và Nhà máy phân lân giàu triple superphootsphatse (TSP) 100 000 tấn/năm, Giám đốc Công ty Phạm Văn Hùng chuyển cho chúng tôi hai văn bản, một của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) xác nhận về việc công ty hoàn thành một số hạng mục công trình bảo vệ môi trường của nhà máy, một của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lào Cai về việc đồng ý tiếp nhận số liệu quan trắc tự động liên tục khí thải của nhà máy. Chưa thỏa mãn với những thông tin từ hai văn bản trên chúng tôi đến Khu Công nghiệp Tằng Loỏng để mục kích sở thị việc xử lý chất thải của công ty hóa chất hàng đầu đất nước đang tọa lạc trên vùng đất nóng về ô nhiễm môi trường.

Quy trình xử lý nước thải. Ảnh: Lê Vũ 

Chúng tôi đến Công ty Hóa chất Đức Giang Lào Cai trong tâm trạng khá nặng nề. Tổ hợp Nhà máy Hóa chất Đức Giang nằm trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, một khu công nghiệp phát triển song đang là điểm nóng, là vấn đề nhức nhối của các cấp chính quyền địa phương và người dân.Với mặt bằng hơn 1 100 ha, có 26 dự án đi vào hoạt động sản xuất ổn định, 3 dự án đang xây dựng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân, đồng thời đóng góp vào ngân sách tỉnh Lào Cai và đem lại an sinh xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh, song nhiều dự án đã sử dụng công nghệ lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải, khí thải không đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường…, hệ quả là khói, bụi, nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sản xuất của người dân, của cán bộ công nhân viên các nhà máy trong khu vực, hàng chục sự cố gây ô nhiễm môi trường đã làm cho đời sống người dân trong vùng khốn khó, làm dư luận bức xúc, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã phê duyệt Đề án bảo vệ Khu Công nghiệp tại thị trấn Tằng Loỏng với các hạng mục trong kế hoạch gồm: Thu gom xử lý nước thải; Lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải để quản lý nguồn xả thải; Xử lý chất thải rắn tại KCN Tằng Loỏng và nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.

Chúng tôi vào Nhà máy Hóa chất Đức Giang.

Quy trình xử lý khí thải. Ảnh: Lê Vũ 

Sau khi nghe chúng tôi giãi bày những băn khoăn, bức xúc của dư luận về ô nhiễm môi trường trong Khu Công nghiệp, Giám đốc công ty Phạm Văn Hùng hồ hởi trút bầu tâm sự. Theo anh Công ty đang rất cần báo chí, dư luận tìm hiểu về hệ thống xả thải của các nhà máy trong Công ty để có được những thông tin chuẩn xác cung cấp cho bạn đọc về quy trình xử lý chất thải và những nỗ lực của Công ty trong công tác bảo vệ môi trường.

Trước sự tự tin của Giám đốc Hùng chúng tôi đề nghị được tìm hiểu thực tế về hệ thống xử lý chất thải của Công ty, anh vui vẻ nhận lời.

Chúng tôi theo xe của Giám đốc Hùng đi khắp các hệ thống thu gom, xử lý nước, khí, chất thải của nhà máy, gồm các mạng lưới, công trình như: Thu gom nước mưa, thu gom nước thải, thu gom khí, bụi thải, công trình xử lý, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và các công trình bảo vệ môi trường khác.

Đặc điểm nổi bật của Công ty Hóa chất Đức Giang Lào Cai là các nhà máy của công ty tập trung, hoạt động độc lập trong một khu vực nên rất thuận lợi cho việc thu gom nước mưa, nước thải, khí thải, chất thải rắn. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là hồ thu nước tuần hoàn của nhà máy (chủ yếu thu nước mưa và nước róc của khu vực bãi chất thải rắn (Gypsum). Khi chúng tôi hỏi về việc xây dựng và quản lý hồ, Giám đốc Hùng, Phó Giám đốc Lưu Bách Đại giới thiệu khá kỹ quy trình xây dựng, quản lý và tác dụng của hồ. Theo các anh, với nền đáy hồ và xung quanh bờ bao được lu lèn kỹ,  trải hai lớp bạt nhựa chống thấm HDPE 2 mm lên, sau đó phủ một lớp xỉ dày lên để bảo vệ bạt HDPE, hồ nước đã được chống thấm hiệu quả 100%, thực hiện tốt nhiệm vụ gom nước thải, nước mưa để phục vụ tái sản xuất. Sức chứa của hồ tối đa mùa mưa là 40 0000 khối-50 000 khối, song hồ luôn duy trì ở mức 5 000 khối-15.000 khối chiếm gần 20% sức chứa theo thiết kế của hồ.

Bãi chứa xử lý chất thải rắn Gypsum. Ảnh: Lê Vũ 

Trước mặt chúng tôi, chếch phía Nam hồ nước là bãi chứa Gypsum có một máy xúc, một máy lu lèn đang tạo mặt bằng mở rộng bãi chứa, một nhóm công nhân đang thực hiện việc rải lớp bạt lót HDPE 2 mm lên nền và ta luy bãi. Giám đốc Hùng khoát một vòng tay tự hào về vườn cây cỏ bao quanh bờ hồ minh chứng cho lớp xỉ trung tính đã khử được nhiều độc hại, về máy bơm dưới lòng hồ đưa nước thải lên nhà máy xử lý tuần hoàn theo đúng quy trình, về mức nước thể hiện qua ngấn nước lưu lại trên thành bờ hồ từ mùa mưa trước…

 Giám đốc Hùng đưa chúng tôi lên nhà máy xử lý nước thải có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ, giới thiệu cho chúng tôi quy trình xử lý nước thải của hệ thống, gồm nước thải từ bể thu gom lên bể phản ứng trung hòa 1, đến bể tạo bông 1 – bể lắng cấp 1– bể phản ứng trung hòa 2 – bể tạo bông 2 – bể lắng cấp 2 – máy tạo áp lực – bể tái sử dụng. Cùng với trạm xủ lý tuần hoàn nước lạnh công xuất 2 500 khối/h cho Nhà máy A xít Phosphoric trích ly 100 000 tấn/năm, Trạm xử lý nước thải tập trung đã xử lý kín, tuần hoàn tái sử dụng toàn bộ nước thải của Nhà máy, vừa tiết kiệm nước trong sản xuất, vừa hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

Cũng vậy, hệ thống thu gom khí, bụi thải từ xưởng sản xuất Axít  H2SO4 được thực hiện nghiêm ngặt. Khí, bụi thải được thu gom qua hệ thống đường ống bảo đảm chất lượng, kỹ thuật về hệ thống xử lý và thực hiện quy trình công nghệ: Khí công nghệ - tháp chuyển hóa 5 lớp – 02 tháp hấp thụ - tháp xử lý đuôi, và cuối cùng là qua ống khói, mỗi ống có đường kính 2m, chiều cao 60m. Cũng vậy, khí, bụi thải từ xưởng sản xuất A xít H3PO4 thực hiện công nghệ: Khí thải – qua ống Venturi rửa khí lần 1 – Tháp hấp thụ khí FLO lần 1 – Xyclo cho tạch giọt  - quạt hút -  Tháp hấp thụ khí FLO lần 1- thải ra môi trường theo ống khói có đường kính 1,45mn cao 45m.

Chúng tôi đi tiếp tới Xưởng nung vôi, khuôn viên trồng cây xanh, tham khảo một số văn bản về xác nhận quan trắc tự động của Sở Tài nguyên – Môi trường Lào Cai, văn bản xác nhận về các công trình xử lý chất thải của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên – Môi trường.

Hồ xử lý nước thải thường tuần hoàn đưa lên xử lý sau đó đưa vào dùng. Ảnh: Lê Vũ 

Chợt thấy nhẹ lòng, việc kiểm tra, làm rõ những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng cần phải có các cơ quan chức năng làm rõ, song ở khu vực các nhà máy của Công ty Hóa chất Đức Giang đang sản xuất, bằng cảm nhận, hiểu biết của mình chúng tôi nhận thấy: không khí nơi đây không ngột ngạt, bốc mùi nhiều như các nơi khác trong khu vực; chất thải rắn (Gypsum) qua xử lý đã được các nhà máy xi măng ưa chuộng, đặt mua với số lượng lớn; hệ thống thu gom nước thải, khí, bụi thải được xử lý tuần hoàn, liên tục, tái sử dụng đã hạn chế gây ảnh hưởng tới môi trường… Những cảm nhận của chúng tôi có thể còn phiến diện, chưa thấy hết được cái được, cái chưa được của những công trình và công việc xử lý chất thải của Công ty Hóa chất Đức Giang, song trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang làm nóng lên cả nghị trường lẫn người dân trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng thì đây là những việc làm đáng biểu dương và nhân rộng.

Đoàn Hữu Nam - Lê Vũ