26/04/2024 lúc 18:38 (GMT+7)
Breaking News

Thị trường bán lẻ: Khởi sắc nhưng cạnh tranh khốc liệt

VNHN - Thị trường bán lẻ đang thu hút sự quan tâm của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn hơn bao giờ hết. Với khả năng tăng trưởng ấn tượng nhờ vào chỉ số dân số trẻ và đông, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển khá mạnh với doanh thu 6 tháng đầu năm đạt hơn 64,3 tỷ USD. Tiềm năng thị trường rất lớn đi kèm với đó là áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.

VNHN - Thị trường bán lẻ đang thu hút sự quan tâm của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn hơn bao giờ hết. Với khả năng tăng trưởng ấn tượng nhờ vào chỉ số dân số trẻ và đông, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển khá mạnh với doanh thu 6 tháng đầu năm đạt hơn 64,3 tỷ USD. Tiềm năng thị trường rất lớn đi kèm với đó là áp lực cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.

 

Ấn tượng thị trường bán lẻ

6 tháng đầu năm 2017, thị trường bán lẻ Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mặc dù chưa bắt kịp được với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,… nhưng dư địa cho ngành này vẫn còn rất lớn. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, doanh thu ngành bán lẻ trong tháng 6 ước đạt 243,5nghìn tỷ đồng (tương đương với 10,85 tỷ USD), tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa trong 6 tháng đầu năm lên con số 64,3 tỷ USD.

Kết quả hoạt động trong nửa đầu năm 2017 đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tập đoàn bán lẻ trên thế giới, đây cũng là kết quả được giới phân tích cũng như các công ty tư vấn thị trường quốc tế đánh giá khá cao. Hãng tư vấn A.T.Keamey của Mỹ đã tiến hành khảo sát và kết luận, Việt Nam đang là 1 trong 6 nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Đồng thời, hãng này cũng công bố Việt Nam đã tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI), đây được xem là sự trở lại ngoạn mục trong bảng xếp hạng mà Việt Nam đã từng đạt được trong lịch sử cũng do hãng này khảo sát.

Khảo sát của A.T.Keamey cũng chỉ ra mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ là phân khúc phát triển nhanh nhất của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay. Điều này cũng được khẳng định bằng việc xâm nhập thị trường của chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng thế giới 7-Eleven vào trung tuần tháng 7/2017. Đánh giá về mức tăng trưởng này, ông Soon Ghee Chua- Trưởng khu vực Đông Nam Á của AT Keamay nhận định rằng: “Thời điểm của Việt Nam dường như đã đến. Nền kinh tế đang chuyển hướng sang các doanh nghiệp tư nhân và các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, được kỳ vọng sẽ giúp tăng thu nhapạ và tiêu dùng trong dài hạn”.

Với đà tăng trưởng như hiện nay, giới phân tích nhận định, nhiều khả năng, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ cán mốc 130 tỷ USD ngay trong năm 2017. Dù có mức tăng trưởng mạnh và đầy tiềm năng nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là đối với doanh nghiệp Việt.

Cạnh tranh khốc liệt

Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước tiến tới việc mở cửa gần như hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài như trong cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác. Đây được xem là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong việc cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp ngoại vốn có tiềm lực kinh tế mạnh cũng như kinh nghiệm lâu năm.

Có thể thấy, từ khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, một làn song nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam dưới hình thức thành lập cơ sở bán lẻ hoặc mua lại và sáp nhập… điều này tạo nên sức ép canh tranh lớn trên thị trường, nhất là khi nhà doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp Việt về vốn, mặt bằng, công ty mẹ là những đại gia bán lẻ toàn cầu… họ trường vốn và có chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng mạng luới, đội ngũ uy tín, thương hiệu trước khi kiếm lời tại Việt Nam.

Rõ ràng, với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, bên cạnh tiềm lực tài chính và mức độ chuyên nghiệp thì họ còn có được sự tin cậy từ nhà cung ứng hàng hóa trong và ngoài nước, phương thức thanh toán cũng linh hoạt hơn. Trong khi đó, theo bà Phạm Chi Lan, nhìn lại các cam kết và việc thực thi cam kết với WTO liên quan đến thị trường bán lẻ, ta có nhiều lỗ hổng. Và đây chính là những nguyên nhân khiến doanh nghiệp trong nước thua ngay trên sân nhà.

Thứ nhất, Việt Nam đề ra công cụ ENT để chặn việc mở siêu thị tràn lan của các nhà phân phối nước ngoài nhưng lại bỏ ngỏ kênh cửa hàng nhỏ lẻ với quy mô 50- 100 m2. Do vậy, các nhà đầu tư ở phân khcus này đã mở 200- 300 cửa hàng trên cả nước, cạnh tranh trực tiếp với cửa hàng tạp hóa, người kinh doanh nhỏ. Với số lượng cửa hàng lớn, độ phủ rộng và dễ dàng đi sâu vào ngõ ngách, khu dân cư, mô hình này có tác động lớn.

Thứ hai, cam kết với WTO không có tác động đến những doanh nghiệp đã được cấp phép trước đó. Chính vì vậy, các nhà đầu tư này đã tranh thủ tối đa để mở chuỗi, nâng số lượng siêu thị lên con số hàng chục (vì không chịu tác động của ENT), rồi bán lại cho nhà đầu tư khác với giá cao.

Thứ ba, các mặt hàng cấm hoặc mở theo lộ trình chủ yếu là mối quan tâm của doanh nghiệp nhà nước hay đầu tư nước ngoài. Những mặt hàng mang tính phổ cập phục vụ tiêu dùng nhanh hàng ngày, như nông sản, lại không bị hạn chế. Việt Nam đã hy sinh lợi ích của số đông.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt của WB thì lại cho rằng, thị trường Việt Nam đang thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn bán lẻ là một tín hiệu tốt và sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều dòng vốn lớn hơn vào thị trường bán lẻ trong tương lai.

Đồng thời ông Sebastian Eckardt còn cho rằng, có những quan ngại tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ giành hết thị phần của các doanh nghiệp nhỏ lẻ Việt Nam. Điều này không hoàn toàn đúng nếu những doanh nghiệp Việt Nam biết giữ thị phần của mình bằng cách tập trung tạo ra những sản phẩm khác biệt hoặc cho chất lượng cao hơn.