26/04/2024 lúc 16:20 (GMT+7)
Breaking News

Thanh Hóa với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”

VNHN - Tỉnh Thanh Hóa gồm có 27 huyện, thị xã, thành phố với 3,5 triệu dân, trong đó có 11 huyện miền núi (hơn 1 triệu dân), là tỉnh đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự lãnh đạo sát sao bám sát cơ sở của Tỉnh ủy, UBND tỉnh của các cấp, ngành, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực hưởng ứng 04 phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động, trong đó nỗi bật là phong trào thi đua “Chung sức xây

VNHN - Tỉnh Thanh Hóa gồm có 27 huyện, thị xã, thành phố với 3,5 triệu dân, trong đó có 11 huyện miền núi (hơn 1 triệu dân), là tỉnh đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự lãnh đạo sát sao bám sát cơ sở của Tỉnh ủy, UBND tỉnh của các cấp, ngành, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực hưởng ứng 04 phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động, trong đó nỗi bật là phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Trên cơ sở yêu cầu, nội dung của Chương trình xây dựng NTM, căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, xem phát triển nông nghiệp là cơ sở, tiền đề để xây dựng NTM bền vững, do đó, trong gần 10 năm qua, BCH Đảng bộ tỉnh đã đưa Chương trình PTNN và xây dựng NTM là một trong 5 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm, hàng đầu trong Nghị quyết Đại hội.

Kết quả hình ảnh cho thanh hóa nông thôn mới

Có thể nói rằng, cùng với việc tập trung chỉ đạo xây dựng NTM ở các xã điểm, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng NTM toàn diện các xã trên địa bàn tỉnh; trong điều kiện Thanh Hóa có nhiều xã, thôn, bản miền núi đặc biệt khó khăn; Khi bắt đầu thực hiện, trong thời điểm chưa có hướng dẫn của Trung ương, nhưng tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, chỉ đạo, hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng NTM và quy trình đánh giá xã đạt tiêu chí NTM; ban hành trình tự, thủ tục xét công nhận xã đạt chuẩn NTM. Bên cạnh đó, Thanh Hoá đã bổ sung tiêu chí sự về sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM; việc tổ chức lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM đã giúp BCĐ các cấp đánh giá đúng, khách quan về hiệu quả phong trào xây dựng NTM mang lại, được Trung ương và các tỉnh bạn đánh giá là cách làm sáng tạo, phù hợp.

Đặc biệt, để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế trong xây dựng nông thôn mới, với nhiều biện pháp và cách làm sáng tạo, UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020; Tham mưu Ban hành tiêu chí xây dựng thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh cũng đã ban hành cơ chế về mức thưởng đối với huyện, xã, thôn bản trong phong trào xây dựng Nông thôn mới như: Tặng cờ thi đua của UBND tỉnh và thưởng 3 tỷ đồng đối với huyện đạt chuẩn NTM; Tặng cờ thi đua của UBND tỉnh và thưởng 500 triệu đồng đối với xã đạt chuẩn NTM; tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và thưởng 50 triệu đồng đối với thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho tổng kết 10 năm hưởng ứng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động. UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo tổ chức phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020” như Ban hành tiêu chí, trình tự, thủ tục hồ sơ xét công nhận và công bố xã nông thôn mới nâng cao; kế hoạch triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 và triển khai xây dựng 03 mô hình nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, toàn tỉnh đã công nhận được có 05 huyện (Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn, Thọ Xuân,Vĩnh Lộc) và 01 thành phố Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 332/573 xã và 799 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân mỗi xã đạt 16,3 tiêu chí/xã, đến cuối năm 2019 là 16,5 tiêu chí/xã.

Ngoài ra, việc xây dựng xã hội nông thôn có kinh tế phát triển, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, xã hội văn minh, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, quan hệ cộng đồng gắn bó, nghĩa tình; cư dân nông thôn có thu nhập cao, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững thì cần phải xác định đây là chương trình trọng tâm, xuyên suốt để thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc; thực hiện xây dựng NTM phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.