26/04/2024 lúc 15:09 (GMT+7)
Breaking News

Nga thử nghiệm xong vắcxin ngừa Covid-19, đi đầu trong sản xuất vào tháng 10

VNHN - Nga đang lên kế hoạch cho chiến dịch tiêm phòng vắcxin ngừa Covid-19 trên diện rộng vào tháng 10 sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm lâm sàng.

VNHN - Nga đang lên kế hoạch cho chiến dịch tiêm phòng vắcxin ngừa Covid-19 trên diện rộng vào tháng 10 sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Nga thử nghiệm xong vắcxin ngừa Covid-19. (Nguồn: Internet)

Theo viện nghiên cứu Gamaleya ở Matxcơva đã lên kế hoạch đăng ký với Bộ Y tế Nga loại vắcxin ngừa Covid-19 khả dụng đầu tiên do họ bào chế. Theo thông tin, loại vắcxin triển vọng này đã trải qua hai giai đoạn thử nghiệm.

Theo ông Kirill Dmitriev - người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF), dự kiến sẽ được đăng ký với Bộ Y tế Nga vào ngày 14/8. RDIF sẽ tham gia phát triển, sản xuất loại vắcxin này cùng Viện miễn dịch học và vi trùng học Gamaleya chung với Tập đoàn Sistema của Nga.

Trước đó, hãng tin Interfax dẫn lời Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết, Viện nghiên cứu Gamaleya ở Matxcơva đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng về vaccine chống Covid-19. "Chúng tôi đang lên kế hoạch tiêm chủng diện rộng vào tháng 10”. Sau khi đăng ký với Bộ Y tế Nga, vắcxin này sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ ba trên các tình nguyện viên chính là các nhân viên y tế Nga.

Một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắcxin ngừa Covid-19 tại Matxcơva (Nguồn: Internet)

Kirill Dmitriev, lãnh đạo Quỹ Di sản chủ quyền của Nga cũng đã khẳng định: “Các nhà khoa học của Nga tập trung, nỗ lực phát triển vắcxin nhanh chóng không phải vì muốn là quốc gia đầu tiên tìm ra vaccine ngừa Covid-19, mà là để bảo vệ con người khỏi đại dịch nguy hiểm này”.

Được biết, loại vắcxin mà ông Dmitriev nói tới là một trong hai loại vắcxin triển vọng nhất đang được phát triển tại Nga. Nó đã được thử nghiệm trên các tình nguyện viên là những quân nhân thời gian qua. Còn một loại vắcxin thứ hai nữa đang được Trung tâm nghiên cứu Vector tại Matxcơva phát triển và cũng trong lộ trình hướng tới kế hoạch sản xuất hàng loạt vào tháng 10 năm nay.

Trong cuộc chạy đua và dốc sức tìm kiếm vắcxin ngừa Covid -19, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga có những cách tiếp cận không giống nhau. EU ủng hộ cách tiếp cận đa phương, cho rằng mọi tài sản trí tuệ liên quan bất cứ loại vắcxin nào cũng nên được chia sẻ toàn cầu. Chính quyền Mỹ ủng hộ cách tiếp cận riêng, cho tới nay đã đầu tư hơn 2 tỉ USD cho các hãng dược ở cả Mỹ và châu Âu nhằm đảm bảo những thành tựu y học dù ở nước ngoài cũng sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ.  Trong khi đó, Nga chủ động duy trì phát huy nguồn lực trong nước, tập trung đầu tư cho các công ty tư nhân và nhà nước tham gia phát triển, sản xuất vắcxin ngừa Covid-19 trong suốt nhiều tháng qua.

Mới đây, Chính phủ Mỹ đã ký một thỏa thuận chi trả 2,1 tỷ USD cho nhà sản xuất Sanofi của Pháp và hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh để cung cấp vắcxin cho 50 triệu người. Thỏa thuận trên nằm trong "Chiến dịch chống Covid-19" của Mỹ, dự kiến đưa vaccine Covid-19 ra thị trường vào cuối năm 2020./.