26/04/2024 lúc 07:57 (GMT+7)
Breaking News

Mạn đàm về đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay

VNHN - Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có vị trí vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mỗi ngành nghề đều đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau nhưng có một tiêu chuẩn chung nhất đó là Đạo đức nghề nghiệp thể hiện lương tâm, trách nhiệm trước cộng đồng, trước đối tượng trực tiếp là các chủ thể liên quan là tập thể, một nhóm người hay từng cá nhân.

VNHN - Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có vị trí vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mỗi ngành nghề đều đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau nhưng có một tiêu chuẩn chung nhất đó là Đạo đức nghề nghiệp thể hiện lương tâm, trách nhiệm trước cộng đồng, trước đối tượng trực tiếp là các chủ thể liên quan là tập thể, một nhóm người hay từng cá nhân.

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp còn là định hướng, mục đích của từng cá nhân hành nghề để tu dưỡng rèn luyện, học tập, không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động hành nghề đối với xã hội, đạo đức nghề nghiệp cũng là tiêu chí để mỗi người hành nghề rèn luyện kỹ năng phương pháp đối xử, xử lý một cách văn minh, lịch sự và đối với mọi đối tượng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp còn đòi hỏi tính trung thực, minh bạch đặt lợi ích của xã hội, của cộng đồng, của đối tượng quan hệ lên trên lợi ích cá nhân…

Đặc biệt thể hiện rõ nhất về đạo đức nghề nghiệp là trong ngành y, ngành giáo dục đào tạo, ngành báo chí là những ngành mà người hành nghề hàng ngày, hàng giờ trực tiếp với đối tượng thể hiện công việc nghề nghiệp của mình, thầy thuốc với người bệnh, thày cô giáo với học sinh. Chính vì vậy Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục Đào tạo, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân. Từ các quy định của pháp luật này mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành quy định về đạo đức giáo viên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định quy định về y đức, Hội Nhà báo đã quy định 10 điều về đạo đức người làm báo…

Ảnh minh họa: Nâng cao, chú trọng đạo đức của Dược sỹ

Cần phải nói rõ thêm rằng trong thực tế bằng các hình thức khác nhau không có quy định bằng văn pháp pháp luật tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhưng trong thực tế đạo đức nghề nghiệp đã được thể hiện cho mọi người làm nghề, mọi ngành nghề đều coi trọng chữ tín, coi trọng thương hiệu của mình, mọi hiện tượng làm hàng giả hàng kém chất lượng gian lận đều bị lên án, thậm chí phải ra tòa hình sự.

Chúng ta phải thấy rằng và thẳng thắn thừa nhận rằng trong thời kỳ bao cấp, xã hội không phân hóa giàu nghèo, mọi người hành nghề với đồng lương “bao cấp” toàn tâm toàn ý hành nghề phục vụ xã hội đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp được đề cao, trân trọng mọi hành vi vi phạm đạo đức bị xã hội lên án gay gắt mạnh mẽ làm cho người hành nghề  Không muốn, Không thể, Không dám” vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều vấn đề nảy sinh đặc biệt là sự chi phối của đồng tiền, ham làm giàu bằng mọi cách, do đó vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng đang là vấn đề lớn của xã hội đến mức Nghị quyết của Đảng phải nêu lên tình trạng không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống.

Trong ngành y hàng loạt hiện tượng vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đã được phát hiện đó là làm thuốc giả, nâng giá thuốc vô tội vạ, đó là hàng loạt vi phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, kể cả làm chết người trong điều trị bệnh, đó là nạn phong bì khi muốn khám và điều trị, đó là nạn làm GIÁ trong khám chữa bệnh thông qua các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, giá khám chữa bệnh mang hình thức kinh doanh (mặc dù dưới chiêu bài phi lợi nhuận)…

Trong ngành giáo dục đó là vấn nạn chạy chỗ, chạy trường, chạy điểm, gian lận điểm đó là tình trạng dạy học thêm tràn lan, đó là nạn bao lực học đường, đó là tình trạng bạo hành thậm chí cả hiện tượng bao lực quấy rối tình dục…

Ở các ngành nghề khác cũng không hiếm dẫn chứng vi phạm đạo đức trong ngành nghề đó là nạn làm hàng giả, là chất lượng hàng hóa kém không đạt tiêu chuẩn, đó là tình trạng mua gian, bán lận, đó là tình trạng công trình xây dựng chất lượng kém, công trình xuống cấp, gian lận trong giao thầu, nhận thầu, đó hà hàng loạt nhà máy, công xưởng gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi rất nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng, lãng phí thất thoát tràn lan là hậu quả của nghề quan chức, công chức…

Muộn còn hơn không, trước tình hình đạo đức nghề nghiệp ở mọi ngành nghề đang diễn ra khá nghiêm trọng ở mọi lĩnh vực, mọi địa phương, chúng ta cần có giải pháp để xử lý vấn đề này.

 Ngoài những giải pháp mà Đảng và các cơ quan quản lý nhà nước đang triển khai thực hiện như: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục; Bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật, các giải pháp quản lý, các  chế tài xử lý vi phạm nhằm cho mọi người trong phạm vi hành nghề của mình không muốn, không thể, không dám làm thất thoát, lãng phí, tham nhũng điển hình của vi phạm đạo đức; Hệ thống quản lý nhà nước và thông tin truyền thông cần tập trung hơn vào việc khen thưởng, biểu dương người tốt việc tốt, hiện đang rất ít, đang không được quan tâm; Về phía tổ chức xã hội nghề nghiệp cần đưa vào quy định trong điều lệ của mọi tổ chức xã hội nghề nghiệp bắt buộc phải có Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp (hoặc tên gọi khác như Quy định và đạo đức nhà giáo, Quy định về y đức,…

Riêng hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp theo tham khảo Quốc tế, các hội nghề nghiệp đều ban hành quy định trong điều lệ muốn được công nhận kỹ sư chuyên nghiệp thì phải đạt các tiêu chí trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Không chỉ hành nghề vì mục đích đảm bảo cuộc sống thông qua chế độ đãi ngộ mà còn thể hiện đạo đức của công dân thông qua quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp thông qua việc nâng cao kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, từ cách ứng xử có văn hóa đến việc thể hiện trong mọi hoạt động nghề nghiệp của mình đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng đối tác được thực hiện thông qua việc chấp hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội nghề nghiệp ban hành trong đó tiêu chuẩn hàng đầu là sự  trung thực không dối trá gian lận, sống và ứng xửnhân nghĩa, trung hiếu, sống chân thành, tử tế tôn trọng lẫn nhau, không nói xấu nhau. Người kỹ sư chuyên nghiệp phải yêu nước, yêu dân tộc, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng; Người kỹ sư chuyên nghiệp phải có trách nhiệm với khách hàng, với mọi đối tác, mọi người; Người kỹ sư chuyên nghiệp phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, sử dụng năng lượng có hiệu quả trong việc phát triển bền vững, đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa của đất nước.

Thực hiện đạo đức nghề nghiệp một cách tự giác, tự nguyện sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh phát huy trí tuệ, tiềm năng con người nhằm phát triển nền kinh tế trí thức. Người kỹ sư chuyên nghiệp luôn phấn đấu rèn luyện học tập làm việc một cách chuyên nghiệp và văn hóa, không chạy theo quyền lực, danh lợi, tiền bạc.