11/05/2024 lúc 09:54 (GMT+7)
Breaking News

Hương Khê : Hiệu quả từ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2000 - 2020

VNHN - Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù còn nhiều khó khăn song những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2000 - 2020, được UBND tỉnh đánh giá cao, thực sự là lá cờ đầu trong toàn tỉnh.

VNHN - Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù còn nhiều khó khăn song những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2000 - 2020, được UBND tỉnh đánh giá cao, thực sự là lá cờ đầu trong toàn tỉnh.

Hàng năm Ban chỉ đạo huyện Hương Khê đã xây dựng kế hoạch, tập huấn hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký, bình xét các danh hiệu văn hóa, rà soát, bổ sung hương ước, quy ước đến cơ sở đầy đủ, kịp thời. Tham mưu thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra đề xuất công nhận, khen thưởng các danh hiệu theo quy định. Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBMT Tổ quốc xã, thị trấn (hoặc công chức văn hoá) làm phó ban trực. Thành viên là các công chức chuyên môn, trưởng các tổ chức Đoàn thể cấp xã. 100% thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị thành lập Ban vận động do đồng chí trưởng ban Mặt trận thôn, xóm, Tổ dân phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm trưởng ban, các thành viên là trưởng các đầu ngành, tổ chức đoàn thể. Ban chỉ đạo xã, Ban vận động thôn, xóm, tổ dân phố đã xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tích cực tham gia. BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” các cấp đã làm tốt công tác phối kết hợp, lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác để tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phong trào như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” (nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh), phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xoá đói giảm nghèo”, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đại biểu tham dự Hội nghị.

Tổ chức các lớp quán triệt, học tập các Chỉ thị của Trung ương về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Tổ chức 9 lớp cốt cán toàn huyện, với 1.676 lượt cán bộ, đảng viên tham gia; 59 lớp cho các chi bộ trực thuộc, với 998 lượt cán bộ, đảng viên tham gia; 256 lớp cấp cơ sở với 26.093 lượt cán bộ, đảng viên tham gia. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, phối hợp mở 500 lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị hè cho hơn 78.000 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, giáo viên; tập trung xây dựng Trung tâm chính trị huyện đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. Phối hợp với Trường chính trị Trần Phú mở 11 lớp trung cấp với số lượng 901 học viên; chỉ đạo mở 07 lớp trình độ sơ cấp chính trị, cho 379 đồng chí.

Đồng chí Lê Ngọc Huấn - TUV, Bí thư Huyện ủy, CT HĐND phát biểu tại Hội nghị.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội trở thành một tiêu chí trong xét công nhận gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Phát huy bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Chứt, một số tập tục ma chay, cưới xin, sắc phục, lễ hội đặc trưng vẫn được duy trì. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước thường xuyên được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện triển khai, thực hiện với khẩu hiệu “Sống và làm việc theo pháp luật”; công tác vận động nhân dân tham gia phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" đã góp phần củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên đã phối hợp với lực lượng Công an tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát huy hiệu quả 1.272 tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự; thành lập các mô hình tự quản về an ninh trật tự như mô hình “Cựu chiến binh và đoàn thể đảm bảo an ninh trật tự” tại xã Hương Trạch, mô hình “Đoàn viên xung kích phòng, chống ma tuý và vi phạm pháp luật” tại xã Hương Vĩnh, mô hình “5 không” tại xã Hương Trà,…Đến nay đã sắp xếp 100% Công an chính quy tại các xã, thị trấn. Đến hết năm 2020, toàn huyện có 17/21 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; 105 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên; 15/21 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; 21/21 xã đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 13-15,1%; đến năm 2020, Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 34,36%; công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 36,3%; thương mại - dịch vụ 29,34%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 44,7 triệu đồng, tăng 39,4 triệu đồng so với năm 2000. Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm và giai đoạn có sự giảm dần. Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 44%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 14.7%. Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 4.98% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 5.06%....

Lãnh đạo UBND huyện biểu dương những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.

Nhìn chung Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Hương Khê trong 20 năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phấn khởi. Phong trào đã từng bước đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng thuận cao. Vai trò và trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, UBND các xã, thị trấn được đề cao. Phát triển mạnh, đồng đều cả về số lượng và chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh huyện ngày càng phát triển. Hình thành chuẩn mực xã, thị trấn văn hóa, văn minh; thôn, bản, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa điển hình, tiêu biểu của tỉnh và  huyện, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.