26/04/2024 lúc 18:59 (GMT+7)
Breaking News

Hàng giả xuất hiện tràn lan ở những chợ nổi tiếng tại TP.HCM

VNHN - Mặc dù đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, song hiện nay, trên thị trường, việc bày bán tràn lan hàng giả, hàng nhái các thương hiệu uy tín và nổi tiếng trên thế giới, thậm chí cả hàng Việt Nam chất lượng cao đang diễn ra phổ biến và ngày càng phức tạp.

VNHN - Mặc dù đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, song hiện nay, trên thị trường, việc bày bán tràn lan hàng giả, hàng nhái các thương hiệu uy tín và nổi tiếng trên thế giới, thậm chí cả hàng Việt Nam chất lượng cao đang diễn ra phổ biến và ngày càng phức tạp.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết ngày 27-8, các đội QLTT số 1, số 3, số 5, số 10, số 13, số 17 và số 29 phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT kiểm tra đột xuất các điểm kinh doanh hàng hóa tại chợ Bến Thành, chợ Nga, Trung tâm thương mại An Đông và một số điểm kinh doanh trên địa bàn các quận 1, 3, 10, Tân Bình, Bình Thạnh. Theo Cục QLTT thành phố, qua kiểm tra 15 điểm kinh doanh, các đội QLTT đã phát hiện và tạm giữ gần 1.000 đơn vị sản phẩm gồm áo thun, kem đánh răng, ba lô, túi xách, túi đeo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Uniqlo, Sensodyne, The North Face.... Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 61 triệu đồng. Các đội QLTT đang tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định.

Hiện nay, ngoài việc làm giả các mặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, các đối tượng còn làm giả cả các mặt hàng được tiêu thụ tốt do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Nhóm mặt hàng được các đối tượng tập trung làm giả chủ yếu là các mặt hàng tiêu thụ nhiều, có giá trị cao như dược phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, quần áo, đồ gia dụng, hàng điện tử, hàng tiêu dùng… với quy mô và tính chất rất nghiêm trọng. Nhất là thủ đoạn bóc nhãn xuất xứ từ nước ngoài để ghi xuất xứ sản phẩm Việt Nam, nhiều cơ sở, doanh nghiệp thậm chí còn gửi hồ sơ xin công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao để bán được hàng.

Son LipIce bị làm giả 

Không chỉ với mỹ phẩm, các sản phẩm bánh kẹo, quần áo, giày dép cũng không có nhãn mác, hoặc có thì thông tin sản phẩm cũng bị làm sai lệch. Đáng chú ý hơn, tình trạng một số nhà sản xuất cố tình đặt nhãn hàng hóa có tên gọi gần giống với nhãn hàng của những thương hiệu uy tín để gây sự nhầm lẫn với người tiêu dùng. Chẳng hạn như bột giặt OMON có tên gần giống với tên bột giặt OMO, nước uống đóng chai Aquafinal gần giống tên nước uống đóng chai Aquafina, nước khoáng Lavillle gần giống với sản phẩm La Vie.

Ông Trần hữu Linh (Tổng cục trưởng Quản lý thị trường, Bộ Công thương cho biết : “Thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp biết mình bị vi phạm sở hữu trí tuệ, nhưng không dám đấu tranh, vì sợ ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của mình. Văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhiều, cơ quan quản lý thị trường cũng xử lý hàng chục nghìn vụ, nhưng hàng giả vẫn tràn lan. Công tác chống hàng giả ngày càng khó khăn, ngay từ nhận diện hàng giả, phát hiện ra đối tượng để xử phạt”.

Điện thoại Iphone bị làm giả 

Trên thực tế, hầu như ngày nào cũng phát hiện những vụ kinh doanh, sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước bức xúc vì hầu như tất cả mọi loại hàng hóa họ sản xuất ra chỉ một thời gian sau sẽ xuất hiện những sản phẩm nhái nhãn hiệu tương tự. Ông Nguyễn Thanh An, chủ một doanh nghiệp sản xuất khăn ăn và giấy vệ sinh ở Bắc Ninh chia sẻ, doanh nghiệp này đã bị thiệt hại hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng vì bị nhái nhãn hiệu, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết triệt để.

  • Tags: