26/04/2024 lúc 20:06 (GMT+7)
Breaking News

Đà Nẵng: Tiếp tục nghiên cứu việc xây dựng cảng Liên Chiểu

VNHN - Chiều 07/11/2019, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế phản biện phát triển các cảng địa phương, với sự tham gia của hơn 10 tổ chức, đơn vị tư vấn và hỗ trợ chính sách quốc tế. Đây là động thái tích cực của địa phương, chú ý lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đối chiều về vấn đề xây dựng, củng cố lại hệ thống cảng biển Đà Nẵng.

VNHN - Chiều 07/11/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế phản biện phát triển các cảng địa phương, với sự tham gia của hơn 10 tổ chức, đơn vị tư vấn và hỗ trợ chính sách quốc tế. Đây là động thái tích cực của địa phương, chú ý lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đối chiều về vấn đề xây dựng, củng cố lại hệ thống cảng biển Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng, phát biểu tại buổi hội thảo

Qua hơn 8 ý kiến phát biểu góp ý, thái độ của các nhà tư vấn đều lưỡng lập, yêu cầu địa phương tiếp tục xem xét, thận trọng về cơ hội đầu tư các cảng biển tại chỗ, nhất là cảng công nghiệp Liên Chiểu. Theo đó, ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhìn nhận địa phương vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu những cơ hội đầu tư với dự án cảng Liên Chiểu.

Nhiều ý kiến trái chiều

Qua những đề xuất phản biện, các ý kiến tư vấn tựu trung ở 2 điểm chung.

Thứ nhất, Đà Nẵng không nên tự đánh mất cơ hội khẳng định vị thế đầu tàu vốn có về cảng biển miền Trung. Đây là lập luận có tính phổ biến nhất với các nhà tư vấn. Ông Nguyễn Hữu Sia, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng cho rằng, từ trước đến nay vị trí cảng biển quốc tế khu vực vẫn thuộc về Đà Nẵng và thành phố không nên gạt bỏ vai trò này. Cho nên, việc Đà Nẵng tiếp tục xây dựng các thể chế phát triển cảng biển công nghiệp là cần thiết, dù đó là cảng Tiên Sa hay Liên Chiểu đi nữa.

Thứ hai, cảng Liên Chiểu sẽ là động lực để Đà Nẵng cấu trúc kinh tế đầu tư ở vùng tây bắc. Góc nhìn này được một số nhà tư vấn chia sẻ, nhất là các nhà tư vấn Nhật Bản. Họ cho rằng, việc đầu tư cảng biển mới sẽ tạo động lực mới, thu hút đầu tư đa chiều và xã hội hóa mạnh mẽ ở vùng Liên Chiểu, qua đó kích thích phát triển kinh tế đô thị phía tây bắc Đà Nẵng. Đầu tư vào cảng Liên Chiểu cũng sẽ giúp Đà Nẵng tách 1 phần quan trọng của cảng công nghiệp ra khỏi cảng Tiên Sa lâu nay, khắc phục nhược điểm cố hữu ở cảng này, là tính liên thông liên kết bị trở ngại.

Đại diện các nhà tư vấn cho rằng, đầu tư cảng biển mới nên được cân nhắc về các mối quan hệ kết nối giao thông

Có nên nhượng bộ cơ hội?

Trái ngược lập luận ủng hộ xây dựng cảng Liên Chiểu, một số nhà tư vấn, trong đó có đội ngũ tư vấn Singapore vẫn khẳng định địa phương nên mạnh dạn từ bỏ quan điểm đầu tư thêm cảng mới, chỉ cần chỉnh trang đầu tư lại cảng Tiên Sa hiện hữu là đủ. Đại diện nhà tư vấn Hà Lan cho rằng, đầu tư cảng biển mới nên được cân nhắc về các mối quan hệ kết nối giao thông, an toàn vận tải hay hậu cần đầu tư… Một khi năng lực nội tại của kinh tế đầu tư công nghiệp, sản xuất của địa phương không còn nữa, thì đầu tư cảng sẽ là sự phiêu lưu cần cân nhắc thận trọng.

Sự thật theo ghi nhận từ cộng đồng các doanh nghiệp, đã một thời gian dài Đà Nẵng không còn tập trung vào thế mạnh công nghiệp, và cho đến nay, các giá trị đầu tư sản xuất không còn là ưu thế của địa phương. Cho nên, cố chấp giữ vững các giá trị cảng biển công nghiệp sẽ chỉ mang lại tác hại cho Đà Nẵng trong tầm nhìn nhiều năm kế tiếp.

Bên cạnh đó, theo nhà tư vấn này, trong quá trình hoạt động nếu xảy ra sự cố tràn dầu, phát tán chất thải vào nguồn nước sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm vùng vịnh Đà Nẵng, ngược lên phía thương nguồn sông Cu Đê, khu vực Hòa Bắc, Hòa Ninh. Hơn nữa, khu vực phía Nam chân đèo Hải Vân với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Làng Vân, Bãi rạn Nam Ô, bãi biển Xuân Thiều... là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cũng bị ảnh hưởng.

Hơn thế nữa, theo một số chuyên gia, Đà Nẵng để thể hiện rõ vị thế đầu tàu kết nối kinh tế khu vực, nên có sự nhượng bộ để tạo sức mạnh liên kết cho cả vùng miền. Nếu trước đây, hệ thống hạ tầng vây quanh chưa đủ giúp Đà Nẵng thuận lợi kết nối với các tỉnh thành phụ cận, thì những nỗ lực thiết kế hạ tầng giao thông trong hơn 10 năm qua đã thay đổi điều này. Hàng hóa từ nơi khác không nhất thiết phải về cảng Đà Nẵng để xuất đi nữa, và quan hệ kết nối giữa Đà Nẵng với vùng công nghiệp Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) đã rất thuận tiện. Do đó, để các cảng biển xung quanh đảm nhận vai trò trung chuyển, đấu nối hàng hóa xuất khẩu, Đà Nẵng tập trung xây dựng quan hệ logistics hàng hóa thương mại, du lịch, thực phẩm, sẽ là cách tính toán tốt hơn cho thành phố này.

Cảng Tiên Sa

Phát biểu kết luận tại buổi hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đề nghị đơn vị tư vấn Surbana Jurong sớm đưa ra đề xuất chính thức về vấn đề quy hoạch cảng biển. Do có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đề xuất hiện nay còn thiếu cơ sở, nếu vẫn giữ nguyên đề xuất thì cần bổ sung những dữ liệu cụ thể để thuyết phục, khách quan.

Trước mắt, ông Dũng yêu cầu đơn vị tư vấn tập trung bổ sung những vấn đề chính, những vấn đề chuyên sâu sẽ được trình bày ở giai đoạn sau; cần khẩn trương tính toán, vì việc hình thành cảng biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế không chỉ của Đà Nẵng mà còn của cả khu vực, quốc gia. Dù đề xuất như thế nào thì cũng phải chuẩn xác, kịp thời, đạt được mục tiêu phục vụ tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, mang lại lợi ích cho người dân thành phố. ông Đặng Việt Dũng nhấn mạnh.

Câu chuyện Đà Nẵng có nên tiếp tục triển khai hoạch định hệ thống cảng biển với sự hiện hữu của cảng Liên Chiểu hay không, hiện tại vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Dù là bất cứ đề xuất nào thì mục đích cuối cùng là phục vụ tạo động lực phát triển kinh tế địa phương./.