15/05/2024 lúc 09:05 (GMT+7)
Breaking News

Công tác triển khai chính quyền điện tử trên địa bản tỉnh Bắc ninh

VNHN – Trong những năm qua, cùng với mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố thông minh trong tương lai thì việc xây dựng một chính quyền điện tử song hành cùng thành phố thông minh luôn được tỉnh Bắc Ninh quan tâm sâu sắc.


VNHN – Trong những năm qua, cùng với mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố thông minh trong tương lai thì việc xây dựng một chính quyền điện tử song hành cùng thành phố thông minh luôn được tỉnh Bắc Ninh quan tâm sâu sắc.

Như vậy, “Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.”

Nếu như trước đây, một văn bản, công văn từ thành phố chuyển xuống cơ sở và từ cơ sở chuyển lên tuyến trên phải mất vài ngày thì nay, thông qua hệ thống hộp thư điện tử chỉ cần vài giây là các đơn vị đã có thể tiếp nhận được thông tin, do vậy, có nhiều thời gian để xử lý công việc hơn.

Nắm bắt được những lợi ích của CNTT đối với công tác quản lý hành chính, với mong muốn đưa người dân và doanh nghiệp đến gần với các mục tiêu, chính sách, pháp luật... của nhà nước. Những năm qua, tỉnh Băc Ninh đã không ngừng nỗ lực xây dựng một mô mình chính quyền điện tử hiệu quả mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân cùng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

                            

                                   Đồng Chí Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở TT & TT Bắc Ninh (ST)

Theo đó, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Việt Hùng đã cho biết: Thứ nhất, xác định được mục tiêu quan trọng trong việc phát triển KT-XH dựa trên ứng dụng CNTT, UBND tỉnh đã giao cho Sở TT&TT là đầu mối, là đơn vị chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về lĩnh vực phát triển CNTT.

Từ đó, Sở cũng tham mưu trình Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt các chủ trương, triển khai các nội dung cụ thể để xây dựng chính quyền điện tử và mô hình thành phố thông minh như: phê duyệt đề án xây dựng triển khai mô hình thành phố thông minh; phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh; phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và hàng năm…

                           

                                               Người dân đến làm thủ tục hành chính (ST)

Thứ hai, xây dựng mô hình thành phố thông minh thì CNTT đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, quản lý, điều hành các hoạt động tại các cơ quan, đơn vị.

Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Trong đó, lấy người dân làm trung tâm, hướng tới nền hành chính hiện đại, minh bạch. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Thứ ba, đó là kết quả đạt được từ khi triển khai, áp dụng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh: Tính đến cuối tháng 10-2019, hệ thống công vụ tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp gần 10.800 tài khoản thư điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Phần mềm quản lý văn bản điều hành được triển khai cho các sở, ban, ngành và tất cả các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

                         

                                    Người dân đến làm thủ tục hành chính tại một điểm khác (ST)

Ðến hết tháng 10-2019, hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã có 226.839 văn bản được phát hành, tiếp nhận gần 389.659 văn bản của các cơ quan, đơn vị.
Tính đến hết quý III-2019, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng một cổng thông tin điện tử chính, 48 cổng thành phần, 126 trang thông tin điện tử cấp xã hoạt động ổn định. 
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và một số cơ quan khác trên địa bàn tỉnh đã được kết nối với hệ thống mạng WAN nội tỉnh tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu về trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước kết nối đến trung tâm dữ liệu của tỉnh.

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, đến nay, tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh là 1.892, trong đó có 715 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 104 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Cùng với đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 1.440 chứng thư số (chữ ký số) cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Các cơ quan sau khi được cấp chứng thư số đã tích cực sử dụng để thực hiện việc gửi, nhận văn bản, tài liệu điện tử cũng như thực hiện các dịch vụ khác như thuế điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử… 

Tỉnh Bắc Ninh cũng xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp tích hợp qua cổng thông tin điện tử và hệ thống quản lý văn bản điều hành. Và đã được người dân cùng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đón nhận, kết nối.

Thứ tư, bên cạnh những mặt tích cực mà công tác triển khai chính quyền điện tử mang lại thì vẫn còn tồn đọng hững khó khăn như: nguồn nhân lực CNTT tại các cơ sở hiện nay còn thiếu và yếu, nhất là thiếu cán bộ có chuyên môn cao về lĩnh vực an toàn thông tin. Một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chưa tích hợp và chia sẻ dữ liệu dẫn đến tình trạng cát cứ dữ liệu, khó khăn khi xây dựng kho dữ liệu tập trung.

Bất cập về thời điểm xây dựng đề án công nghệ lại không đồng nhât với thời điểm triển khai đề án, đẫn đến việc không phù hợp vơi thực tiễn...và một số vấn đề khác.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Việt Hùng cũng cho biết, trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh việc hiện đại hóa hạ tầng CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT. Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT có sự gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách hành chính.

Đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu thông tin từ cấp tỉnh cho đến cấp xã, đồng bộ hóa thông tin thuộc các Sở, Ban, Nghành có liên quan vê các loại thủ tục hành chính theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được phê duyệt.

Và để hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh phù hợp với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã lựa chọn hợp tác cùng ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank).

                           

                             Lễ kí kết thỏa thuận giữa UBND tỉnh Bắc Ninh với NH LienVietPostBank (ST)

Như vậy, LienVietPostBank sẽ triển khai cung cấp các dịch vụ về thanh toán điện tử, dịch vụ kinh doanh trên nền tảng dữ liệu số, ngân hàng số, phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, các ứng dụng công nghệ thông tin cho chính quyền điện tử và thành phố thông minh tại tỉnh Bắc Ninh.

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho LienVietPostBank tham gia các chương trình, đề án, dự án của tỉnh đáp ứng nhu cầu về xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, ứng dụng thanh toán điện tử (không dùng tiền mặt).

Thời gian tới, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, tỉnh Bắc Ninh sẽ kiện toàn hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, đồng thời thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ ứng dụng CNTT với cải cách quy trình, thủ tục hành chính, hướng tới một thành phố thông minh trong tương lai không xa.