27/04/2024 lúc 09:47 (GMT+7)
Breaking News

Các nước tung gói hỗ trợ khẩn cấp hỗ trợ dịch Covid-19

VNHN - Vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết dành gói tài chính khẩn cấp hàng chục tỷ USD để cung cấp cho các quốc gia thành viên có thể cần hỗ trợ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh trên khắp thế giới. Các nước Indonesia, Australia và Thái Lan cũng tung gói hỗ trợ nền kinh tế và cứu trợ người thu nhập thấp với tổng giá trị hơn 3 tỷ USD.

VNHN - Vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết dành gói tài chính khẩn cấp hàng chục tỷ USD để cung cấp cho các quốc gia thành viên có thể cần hỗ trợ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh trên khắp thế giới. Các nước Indonesia, Australia và Thái Lan cũng tung gói hỗ trợ nền kinh tế và cứu trợ người thu nhập thấp với tổng giá trị hơn 3 tỷ USD.

Tại cuộc họp báo, Chủ tịch WB David Malpass nêu rõ: “Những gì WB đang làm là phối hợp nhằm phản ứng linh hoạt và nhanh chóng dựa trên nhu cầu của các nước đang phát triển”. Sự hỗ trợ sẽ bao gồm cả cung cấp tài chính khẩn cấp, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật, trong đó đặc biệt ưu tiên các nước nghèo nhất cũng như các nước năng lực yếu kém và có nguy cơ cao bị tổn hại. Chính phủ Indonesia đang hoàn thiện 8 biện pháp trong gói kích thích kinh tế thứ hai nhằm giảm bớt các quy định xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết, gói kích thích kinh tế này sẽ lớn hơn so với gói đầu tiên có tổng giá trị 10.300 tỷ rupiah (khoảng 725 triệu USD) được công bố vào tuần trước nhằm hỗ trợ tiêu dùng và du lịch. Thêm vào đó, các quy định thương mại sẽ được nới lỏng nhằm tạo đà thúc đẩy xuất khẩu, trong đó xóa bỏ một số giấy phép xuất nhập khẩu. Chính phủ Indonesia cũng sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi các quan chức chính phủ nới lỏng và đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu trong bối cảnh nguồn cung từ Trung Quốc bị gián đoạn nhằm tránh giá cả trong nước tăng vọt và đẩy lạm phát tăng cao. Cùng ngày, Chính phủ Australia cho biết tuần tới sẽ cung cấp một gói kích thích hỗ trợ doanh nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương đối phó với các tác động gây tê liệt quá trình vận hành kinh tế do Covid-19.

Phát biểu trước Ủy ban Kinh tế quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Josh Frydengerg thừa nhận, dịch Covid-19 có thể khiến tăng trưởng kinh tế Australia trong quý 1-2020 giảm ít nhất 0,5%, đặc biệt trong các ngành du lịch, giáo dục và tài chính hiện đóng góp 5% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Bộ Tài chính Thái Lan vừa công bố một gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 100 tỷ baht (hơn 3,17 tỷ USD) nhằm hỗ trợ người thu nhập thấp và người nghèo vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm Covid-19 tới bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 4/3. Ảnh Internet

Biện pháp cứu trợ khẩn cấp này sẽ bao trùm tất cả các lĩnh vực, kể cả hỗ trợ tiền mặt cho các cá nhân, dự kiến khoảng 1.000 - 2.000 baht/người (32 - 64USD). Dự kiến, Bộ Tài chính sẽ trình gói cứu trợ khẩn cấp nói trên lên nhóm các bộ trưởng phụ trách kinh tế vào ngày 6-3 để xem xét. Nếu được chấp thuận, gói cứu trợ này sẽ được trình lên nội các để thông qua.

Bộ trưởng Tài chính Uttama Savanayana cho biết thêm ngoài việc phát tiền mặt, các khoản vay ưu đãi sẽ được các ngân hàng nhà nước cung cấp cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi một phần tiền lãi sẽ do Bộ Tài chính chi trả. Biện pháp này từng được Thái Lan áp dụng để ứng phó với hậu quả của thảm họa sóng thần năm 2004 ở miền Nam nước này.

Tại Thái Lan, khoảng 14,6 triệu người hiện có thu nhập trung bình dưới 100.000 baht (3.200USD) mỗi năm và được nhận trợ cấp 300 - 500 baht (gần 10 - 16USD) mỗi tháng. Gói cứu trợ mới sẽ mở rộng diện hưởng lợi cho những người có thu nhập trên 100.000 baht mỗi năm nhưng không có nguồn phúc lợi khác để dựa vào như bảo hiểm xã hội.